Những học sinh giỏi toán nhất Việt Nam vừa trải qua vòng tuyển chọn thành viên tham gia đội tuyển dự thi Olympic Toán học quốc tế năm 2022. Nhân dịp này, hãy cùng nhìn lại những sự kiện thú vị xung quanh các thí sinh IMO của Việt Nam từ trước tới nay.

1. Học sinh Việt Nam đầu tiên đoạt Huy chương Vàng IMO là ai?

  • Hoàng Lê Minh
  • Lê Bá Khánh Trình
  • Lê Tự Quốc Thắng
Chính xác

Đầu tháng 2/1974, Bộ Giáo dục CHDC Đức chính thức mời Bộ Giáo dục nước ta cử đoàn tham gia Olympic Toán Quốc tế  - IMO lần thứ 16, được tổ chức tại Berlin vào hè năm 1974. 

Đây cũng là năm đầu tiên Việt Nam tham dự  Olympic Toán Quốc tế và là lần đầu tiên giành Huy chương Vàng. Người đạt được thành tích này là Hoàng Lê Minh, học sinh lớp 10 khối chuyên Toán A0 của Trường Đại học Tổng hợp (nay là Trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội).

Trong kỳ thi này, thí sinh Hoàng Lê Minh đạt 38/40 điểm, xếp thứ 9 toàn đoàn. 

2. Phan Vũ Diễm Hằng là nữ thí sinh IMO đầu tiên của Việt Nam. Chị tham dự IMO 1975 và đạt được kết quả như thế nào?

  • Huy chương Vàng
  • Huy chương Bạc
  • Huy chương Đồng
Chính xác

ThS Phan Vũ Diễm Hằng - nữ sinh Việt Nam đầu tiên đoạt giả ba tại IMO năm 1975. Chị là cháu nội của cụ Phan Kế Toại, Phó Thủ tướng nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nhiệm kỳ 1955-1973.

Sau khi đạt giải Olympic toán năm 1975, chị học đại học ở Liên Xô, tại MGU. Ra trường thì về công tác tại Viện Vệ sinh Dịch tễ TW. Công tác tại đây được 16 năm, năm 1997, chị xin ra ngoài, làm cho chương trình phòng chống AIDS của Liên Hợp Quốc và sau đó là cho những chương trình, dự án khác nhau, làm tư vấn độc lập về y tế công cộng…

3. Kể từ khi Việt Nam tham dự IMO đến nay mới chỉ có một học sinh đoạt giải đặc biệt về lời giải độc đáo tại IMO. Đó là ai?

  • Lê Bá Khánh Trình
  • Ngô Bảo Châu
  • Đàm Thanh Sơn
Chính xác

Lê Bá Khánh Trình (sinh năm 1962) là một trong 5 học sinh Việt Nam được chọn tham gia Olympic toán Quốc tế ở London năm 1979, khi đó ông là học sinh chuyên toán Trường Quốc học Huế. Ông đã đoạt giải nhất với số điểm tuyệt đối 40/40 đồng thời đoạt giải đặc biệt về lời giải độc đáo trong kỳ thi này. 

Sau ngày nhận giải, Lê Bá Khánh Trình được tuyển thẳng vào Khoa Toán – Cơ, Trường ĐH Tổng hợp Moskva. Tiếp đến, ông làm nghiên cứu sinh dưới sự hướng dẫn của Viện sĩ Andrey Alexandrovich Gontrar (Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Liên bang Nga). Bốn năm sau, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ rồi trở về Việt Nam làm giảng viên Khoa Toán – Tin, Trường ĐH Khoa học tự nhiên…

4. Trong đoàn Việt Nam tham dự IMO 1985 có học sinh Nguyễn Tiến Dũng (sinh năm 1970), khi đó chưa tròn 15 tuổi. Anh đã trở thành...

  • Thí sinh Việt Nam nhỏ tuổi nhất tham dự IMO
  • Thí sinh Việt Nam nhỏ tuổi nhất đoạt Huy chương Vàng IMO
  • Cả hai đáp án trên đều đúng
Chính xác

Nguyễn Tiến Dũng sinh năm 1970, tại Hà Nội, lớp chuyên toán A0 của Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội). Từ lớp 10-11, ông đã đọc cả sách toán cao cấp về lý thuyết số, giải tích, đại số.

Năm 1985, khi mới 15 tuổi, ông đỗ đầu kỳ thi chọn đội tuyển IMO và cùng 5 học sinh khác tham dự IMO lần thứ 26 tại Phần Lan. Tại kì thi IMO, ông đã đoạt Huy chương Vàng với số điểm 35/42. Cho đến nay Nguyễn Tiến Dũng vẫn là học sinh Việt Nam nhỏ tuổi nhất đạt thành tích này.

5. Hà Huy Minh (Huy chương Đồng IMO 1989) và Hà Huy Tài (Huy chương Bạc IMO 1991) có quan hệ họ hàng gần gũi. Đó là mối quan hệ thế nào?

  • Anh em họ
  • Anh em ruột
  • Hai chú cháu
Chính xác

Hà Huy Minh và Hà Huy Tài là cặp anh em họ (con chú con bác) duy nhất từng tham dự IMO. Trong gia đình này còn có người chú Hà Huy Bảng cũng từng tham dự IMO 1976 (nhưng không đạt giải). 

6. "Nguyễn Hùng Sơn" là cái tên xuất hiện trong danh sách đội tuyển Việt Nam dự IMO hai lần với lý do nào?

  • Là thí sinh hai lần dự thi IMO
  • Là hai thí sinh dự thi IMO có cùng họ tên
Chính xác

Nguyễn Hùng Sơn là cái tên duy nhất xuất hiện trong danh sách đội tuyển Việt Nam dự IMO hai lần, nhưng không phải là hai lần liên tiếp mà cách nhau... đúng 10 năm. Nguyễn Hùng Sơn "anh" đạt HCĐ IMO 1976 còn Nguyễn Hùng Sơn "em" đạt HCB IMO 1986.

7. Kể từ khi Việt Nam tham dự IMO đến nay, đã có bao nhiêu nữ sinh tham gia đội tuyển?

  • 11
  • 12
  • 13
Chính xác

Tính đến kì thi Olympic Toán học quốc tế lần thứ 62 (IMO 2021), Việt Nam có 12 nữ thí sinh tham dự IMO và đều đoạt giải, trong đó có 4 huy chương bạc và 8 huy chương đồng. Vẫn chưa có nữ sinh nào mang huy chương vàng IMO về cho Việt Nam. 

Danh sách 12 nữ sinh Việt Nam dự thi Olympic Toán học quốc tế và huy chương đạt được như sau: 

Phan Vũ Diễm Hằng - IMO 1975 - Huy chương Đồng 

Nguyễn Thị Thiều Hoa - IMO 1976 - Huy chương Bạc 

Nguyễn Thị Minh Hà - IMO 1984 - Huy chương Đồng 

Phan Thị Hà Dương - IMO 1990 - Huy chương Đồng 

Nguyễn Thuỳ Linh - IMO 1992 - Huy chương Đồng 

Phạm Chung Thuỷ - IMO 1993 - Huy chương Đồng 

Đào Thị Thu Hà - IMO 1998 - Huy chương Đồng 

Nguyễn Phi Lê - IMO 2000 - Huy chương Bạc Đỗ Thị Thu Thảo - IMO 2008 - Huy chương Bạc 

Vương Nguyễn Thuỳ Dương - IMO 2014 - Huy chương Bạc 

Nguyễn Thị Việt Hà - IMO 2015 - Huy chương Đồng

Chu Thị Thanh - IMO 2020 - Huy chương Đồng