Khi khai quật lăng mộ của vua Tutankhamen ở Thung lũng các vị vua Ai Cập, nhà khảo cổ Howard Carter đã phát hiện ra một kho báu khổng lồ. Tuy nhiên, những lần khai quật lăng mộ pharaoh trước đó, người ta lại không tìm thấy bất kỳ đồ tùy táng nào cả. Vậy các báu vật chôn theo các vị vua Ai Cập đã biến như thế nào?
TIN BÀI KHÁC:
4. Kho báu của Pharaoh

Khi Howard Carter tìm ra mộ của vua Tutankhamen ở Thung lũng các vị vua Ai Cập vào năm 1922, ông đã bị mê hoặc bởi những món đồ hào nhoáng mà vị vua trẻ mang theo sang thế giới bên kia với nhiều trang sức quý. Những món đồ tùy táng nhiều tới nỗi Carter phải mất 10 năm mới thống kê và gọi tên đầy đủ cho từng món đồ kể từ khi phát hiện ra lăng mộ này.

Tuy nhiên, khi các lăng mộ của các pharaoh Ai Cập được khai quật trước đó vào thế kỷ 19, các nhà khảo cổ không hề tìm thấy kho báu nào. Nhiều người cho rằng những kẻ đào trộm mộ đã rình rập không ngừng nghỉ trong nhiều thế kỷ qua đã lấy mất, nhưng để vơ vét sạch đồ tùy táng của các pharoh thì phải lục tung tất cả các lăng mộ lên và đây là một việc làm quá liều lĩnh . Vì vậy, kho báu khổng lồ của các pharaoh được chôn trong Thung lũng các vị vua đã biến mất như thế nào vẫn là điều bí ẩn.

Nhiều học giả tin rằng kho báu đã bị chiếm đoạt bởi các linh mục, những người tiến hành nghi lễ tái chôn cất tại Thung lũng các vị vua trong suốt những năm 425-343 (TCN). Các pharaoh không bao giờ sử dụng lại đồ tùy táng của cũng như tài sản của tổ tiên để lại. Vì thế, chắc chắn khi họ chết đi, những đồ vật mà họ mà họ ưa thích đều được chôn theo.

Tất cả mọi nghi ngờ đều dồn vào Lãnh chúa Herihor, một người nắm vị trí cao trong triều đại vua Ramses XI. Sau khi vua Ramses băng hà, Herihor đã nhanh chóng cướp ngôi vua, và phân chia vương quốc cho con rể cũng là kẻ đồng mưu là Piankh cai trị. Sau đó, Herihor tự giao trọng trách cho mình thực hiện việc chôn cất lại các pharoh ở Thung lũng các vị vua. Có thể đây chính là cơ hội tốt để Herihor vơ vét sạch sành sanh kho báu khổng lồ của các vị vua Ai Cập trước vua Tutankhamen .

Nếu đúng như vậy thì chỉ cần tìm ra ngôi mộ của Herihor, kho báu của các pharaoh cũng sẽ xuất hiện.

5. Hòm pháp điển của người Do Thái


Đối với người Do Thái, hòm pháp điển là thứ thiêng liêng nhất trên trái đất. Theo Kinh thánh, đồ vật được coi là trái tim của dân tộc Hebrew là món quà mà Chúa Trời ban tặng.

Hòm pháp điển có chiều dài 1,1 m, rộng 0,6 m và cao 0,6 m được làm bằng gỗ keo. Mặt trong và mặt ngoài chiếc hòm đều được phủ một lớp vàng nguyên chất, các cạnh hòm được cũng được ốp bằng vàng và trang trí tinh xảo. Trên đỉnh là hòm là hai tiểu thiên sứ bằng vàng được đặt ở hai đầu và quay mặt, dang cánh rồi chụm với nhau.

Hòm pháp điển được sử dụng như một kho lưu trữ để bảo vệ an toàn cho các di tích thiêng liêng, trong đó có hai bức bài thạch ghi 10 lời răn của Chúa. Là một báu vật có giá trị lịch sử và tôn giáo, hòm pháp điển và những thứ đựng bên trong đó là những đồ vật vô giá.

Vào năm 607 TCN, Jerusalem, thủ đô của người Do Thái, nơi giữ hòm pháp điển, đã bị người Babylon xâm chiếm. Dưới các cuộc tàn sát khủng khiếp, hàng triệu người đã bị giết và những người được tha chết đều phải sống dưới sự quản thúc chặt chẽ.

7 năm sau, khi người Do Thái quay lại xây dựng thành phố, hòm pháp điển đã biến mất. Chuyện gì xảy ra với di vật vô giá vẫn luôn là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm từ trước tới nay.

Đa số mọi người đều tin rằng hòm pháp điển đã được những người Do Thái cất giấu để tránh khỏi sự chiếm đoạt của người Babylon. Cũng có thể họ đã chôn báu vật ở một hang động nào đó nằm trong dãy núi Nebo trải dài từ Ai Cập tới Ethiopia. Nhưng nếu như hòm pháp điển được chôn giấu tại sao nó lại không được mang ra sau khi người Do Thái trở lại Jerusalem và xây dựng một ngôi đền để thờ?

Một số người khác lại tin rằng hòm pháp điển đã bị người Babylon phá hủy. Cũng có người lý giải cho sự biến mất của báu vật này là do Chúa đã chuyển nó tới nơi an toàn.

6. Báu vật của Montezuma


Các cuộc tàn sát đế chế Aztec ở Mexico của người Tây Ban Nha lên tới đỉnh điểm vào ngày 1 tháng 7 năm 1520. Sau khi Hoàng đế Aztec Montezuma bị giết chết, tướng Hernando Cortes và tay chân của mình đã bị các chiến binh Aztec bao vây trong thành Tenochtitlán, thủ đô Mexico.

Sau nhiều ngày chiến đấu ác liệt, Cortes ra lệnh cho quân của mình vơ vét và gói gém vàng bạc, châu báu của vua Montezuma để chuẩn bị chạy trốn khỏi thành vào ban đêm nhưng họ không đi được bao xa thì bị người Aztec đuổi kịp khi chạy tới hồ Tezcuco. Hồ Tezcuco la liệt xác người Tây Ban Nha và những báu vật của vua Montezuma bị đánh cắp.

Trong cuộc rượt đuổi, một số người đã cố gắng ném chiến lợi phẩm bao gồm vàng, bạc, đồ trang sức...đi thật xa để giữ lại mạng sống của mình. Cortes và tay chân đã tìm cách bỏ chạy thoát thân và đúng 1 năm sau hắn quay lại để chiếm nốt kho báu khổng lồ. Khi nghe phong phanh về tin quân của Cortes đang tới gần, người dân thành Tenochtitlán đã chôn số tài sản còn lại xung quanh hồ Tezcuco.

Ngày nay, kho báu của vua Montezuma bị mất tích gần 5 thế kỷ qua vẫn được chôn ở đâu đó trong những vũng bùn ở ngoại ô thành phố Mexico. Rất nhiều kẻ săn lùng đã cất công mò mẫn nhưng đều thất bại, thậm chí một cựu tổng thống Mexico đã cho tiến hành nạo vét lòng hồ nhưng cũng không tìm ra kho báu.

Sầm Hoa (Theo howstuffworks)