Người Việt quan niệm, ngày vía Thần Tài rơi vào mùng 10 tháng Giêng âm lịch. Vào ngày này, người dân thường sắm sửa lễ vật, cỗ cúng hoặc mua vàng lấy may. Gia chủ cũng nên lưu ý, tránh những điều dưới đây để có một năm buôn bán thuận lợi.
Bài trí ban thờ Thần Tài lộn xộn
Theo chuyên gia văn hóa Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tôn giáo, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM), những việc quan trọng cần làm trong ngày vía Thần Tài đó là: lau dọn bàn thờ, chuẩn bị đồ cúng và làm lễ cúng.
Ban thờ Thần Tài phải được bố trí gọn gàng, không bài xếp lộn xộn, bày biện quá nhiều thứ vừa gây rối mắt mà không thể hiện được sự thành tâm.
"Việc mua vàng vào ngày vía Thần tài chỉ có ở Việt Nam", Giáo sư Lương Ngọc Huỳnh cho biết. Ảnh: VietNamNet |
Tượng Thần Tài - Thổ Địa thường được đặt hai bên ban thờ. Theo nguyên tắc, vị trí đặt (nhìn từ ngoài vào) sẽ là tượng Thần Tài bên trái, tượng Thổ Địa bên phải.
Tượng Phật Di Lặc thường được đặt bên trên ban thờ Thần Tài. Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy được đặt ở giữa hai tượng Thần Tài - Thổ Địa.
Bát nhang được đặt giữa ban thờ và tuyệt đối không được xê dịch, di chuyển. Tượng Ông Cóc được đặt bên trái ban thờ, ban ngày quay tượng ra ngoài và tối quay vào trong.
Đặt ban thờ ở những nơi không sạch sẽ
Ban thờ Thần Tài được đặt dưới đất nhưng phải là tại nơi sạch sẽ, trang nghiêm để hướng ra cửa chính hoặc gần với cửa chính. Tuyệt đối gia chủ không được đặt bàn thờ Thần Tài ở gần nhà vệ sinh, nhà tắm hay nhà bếp.
Ngoài ra, không chỉ vào ngày vía Thần Tài, mà mọi ngày trong năm đều phải nhớ giữ ban thờ Thần Tài sạch sẽ. Chủ nhà có thể dùng nước sạch hoặc rượu, dùng khăn sạch để lau dọn ban thờ.
Cúng hoa, quả giả
Hoa cúng Thần Tài không nên dùng hoa giả, gia chủ cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt. Quả cũng không nên dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được. Người dân nên cúng Thần Tài bằng quả tươi, ngon. Người ta thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt để cúng.
Cúng ngoài trời
Nhiều người làm lễ ở nhà riêng thường đặt mâm cúng trước cửa hay ngoài sân, ban công. Thực tế, cúng ngoài sân hay ngoài cửa được coi là không tốt. Tốt nhất ở nhà riêng gia chủ nên đặt mâm cúng trong nhà.
Người làm kinh doanh thờ thần Tài cũng nên làm lễ ở nơi kinh doanh chứ không nên làm ở đình, chùa. Người không kinh doanh có thể cúng ở nhà hay đình chùa đều được, vì bản thân "thổ địa" thờ tại nhà cũng kiêm chức năng giữ của cho gia chủ.
Thái độ không nghiêm túc, quần áo không chỉnh tề
Điều đầu tiên thể hiện sự kính cẩn của gia chủ khi làm lễ cúng đó chính là giữ tâm thành kính. Điều này thể hiện qua thái độ nghiêm túc, trang phục nghiêm chỉnh gọn gàng khi dâng lễ.
Khi tiến hành lễ cúng Thần Tài, người làm lễ không nên ăn mặc xuề xòa, luộm thuộm. Trang phục không cần đẹp, đắt tiền nhưng cần phải sạch sẽ, gọn gàng.
Theo phong tục dân gian, thái độ kính cẩn, sự thành tâm mới là điều quan trọng nhất trong các lễ cúng thần linh, gia tiên.
Những kiêng kỵ trong ngày vía Thần Tài theo chuyên gia
Ngày vía Thần Tài nhằm ngày mùng 10 tháng Giêng (Âm lịch). Vài năm gần đây, vào ngày này mọi người thường đi mua vàng với tâm lý cầu may mắn, tài lộc cho cả năm.
Gợi ý mâm cúng ngày vía Thần Tài 2022
Vào ngày Thần Tài, mỗi gia đình, cơ sở kinh doanh thường chuẩn bị mâm cúng để cầu mong tài lộc, việc làm ăn thuận buồm xuôi gió.
Bài cúng vía Thần Tài 2021 theo 'Văn khấn cổ truyền Việt Nam'
Dưới đây là bài khấn Thần Tài năm 2021 (theo "Văn khấn cổ truyền Việt Nam" - NXB Văn hóa Thông tin). Độc giả có thể tham khảo.
Sự thật về quan niệm ‘mua vàng ngày Thần Tài may mắn cả năm’
Người dân tin rằng vào ngày Thần Tài mua vàng sẽ may mắn, tài lộc cả năm. Tuy nhiên nhiều chuyên gia khẳng định đây là quan niệm sai lầm.
Lê Phương