Có những kiểu ban công đẹp, tạo ấn tượng cho kiến trúc của ngôi nhà nhưng lại là mối đe dọa vô cùng nguy hiểm đến sự an toàn của trẻ nhỏ mà nhiều người không biết.

Ban công không chỉ là không gian kết nối giữa không gian bên trong và bên ngoài của ngôi nhà mà còn là nơi thư giãn, vui chơi được ưa thích của các thành viên. Đối với các bạn nhỏ, nói ban công là nơi vui chơi được ưa chuộng nhất cũng không quá lời bởi từ đây các bé có thể nhìn ngó, quan sát thế giới bên ngoài với hàng trăm hoạt động thú vị. Tuy nhiên, sự việc một bé 8 tuổi ở Long Biên (Hà Nội) bị ngã từ tầng 11 và tử vong đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự an toàn cho trẻ nhỏ khi ở chung cư.

{keywords}

Ban công là nơi vui chơi ưa thích của nhiều bạn nhỏ

Có điều trẻ con thì nghịch ngợm thích trèo lèo và đôi khi chỉ cần người lớn sơ sảy một chút là đã gây ra hậu quả nghiêm trọng. Gần đây đã có rất nhiều những vụ tai nạn đau thương, khi con trẻ chơi bên ngoài ban công, đùa nghịch với nhau và vô tình lọt qua lan can rơi xuống dưới sân khiến tai nạn vô cùng thương tâm. Lý do vừa bởi sự bất cẩn của cha mẹ, vừa nằm ở chỗ ban công và lan can ban công tuy đẹp không đủ an toàn.

Trên thực tế, khi xây dưng nhà, không ít người chưa tính đến yếu tố con trẻ nên cứ thoải mái lựa chọn ban công theo tiêu chí chắc chắn và thẩm mỹ. Tuy nhiên với gia đình có trẻ nhỏ thì những mẫu ban công này có đẹp tới đâu bạn vẫn cần cẩn thận xem xét lại và gia cố thêm nếu cần để đảm bảo an toàn cho các thành viên nhỏ tuổi trong nhà.

1. Ban công kính

Ban công với lan can bằng kính ngày càng được nhiều người ưa thích bởi tính năng trong suốt của kính giúp cho không gian bên ngoài của ngôi nhà không bị che chắn, mang lại vẻ đẹp sang trọng, hiện đại cho ngôi nhà của bạn. Đặc biệt ban công kính còn phát huy lợi thế tối đa cho những ban-công có “view” đẹp, giúp ngôi nhà vì thế mà cũng đẹp đồng đều và toàn diện hơn.

{keywords}

Tuy nhiên đặc trưng của chất liệu kính là trơn và dễ vỡ, đối với trẻ hiếu động có thể kém an toàn. Đặc biệt nếu loại kính của ban công không đảm bảo chất lượng. Bởi thế nếu bạn muốn làm ban công kính, hãy chắc chắn rằng mình đã chọn được đúng loại kính cường lực chất lượng và chuyên dụng để hạn chế tối đa những điều không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng.

{keywords}

Ngoài ra hãy lựa chọn bộ khung đi kèm thật chắc chắn và cẩn thận cũng như thường xuyên kiểm tra các khớp nối để đảm bảo rằng các tác động của thời tiết không làm hoen gỉ hoặc bung mối nối, nhằm bảo vệ an toàn tối đa cho các thành viên trong gia đình.

{keywords}

2. Ban công sắt uốn

Kiểu ban công sắt uốn rất được ưa chuộng cả mẫu nhà riêng lẫn căn hộ chung cư bởi tính bền chắc của sắt cũng như sự đa dạng hoạ tiết, mẫu mã trong quá trình thi công. Những tưởng về độ an toàn thì ban công sắt uốn phải được xếp vào hàng đầu rồi, nhưng đối với những gia đình có trẻ nhỏ thì việc lựa chọn mẫu mã của ban công lại vô cùng cần chú ý để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

{keywords}

Cụ thể trẻ nhỏ thường thích leo trèo, khám phá vì thế hãy chắc chắn những nan sắt uốn ở ban công đủ nhỏ để trẻ không thể chui đầu qua hay có chỗ đặt chân để trèo leo. Đồng thời các họa tiết uốn cũng không nên có dạng hình chóp nhọn, cạnh sắc để tránh làm trẻ tổn thương khi chơi đùa.

{keywords}
{keywords}

3. Ban công hàn thanh ngang

Trong các kiểu lan can ban công thì kiểu lan công hàn thanh ngang cũng được nhiều người chú ý bởi mẫu ban công này trông rất chắc chắn, đơn giản, dễ thi công và không tốn chi phí như kiểu thép uốn. Chưa kể bạn còn tận dụng những thanh ngang này để phơi đồ. Tuy nhiên đối với những gia đình có trẻ nhỏ, kiểu ban công hàn thanh ngang lại tiềm ẩn nhiều yếu tố kém an toàn khi những thanh ngang này có thể trở thành bậc trèo vô cùng lý tưởng cho trẻ.

{keywords}
{keywords}

Vì thế nếu gia đình có trẻ nhỏ bạn nên cân nhắc kĩ khi chọn loại ban công này, hoặc nếu đã chọn làm từ trước, tốt nhất hãy lắp thêm lưới an toàn để ban công thực sự là chốn vui chơi lý tưởng cho trẻ nhỏ.

4. Ban công hàn nan dọc

Kiểu lan can ban công nan dọc này được xem là kiểu lan công phổ biến nhất hiện nay bởi tính thẩm mỹ cao, dễ thi công, vừa an toàn, vừa đảm bảo được độ thoáng cần thiết cho nhà cửa. Tuy nhiên với những gia đình có trẻ nhỏ, bạn cần lưu ý về khoảng cách các nan thép sao cho trẻ không thể chui người qua được. Tốt hơn hết, khoảng cách các nan không nên lớn hơn 12cm.

{keywords}
{keywords}

Thêm vào đó khi chọn nan sắt, thép, hãy chú ý yêu cầu thợ vuốt tròn những nan lan can này để tránh trẻ bị đau do va đập trong quá trình vui chơi, hoặc tốt hơn hết, bạn có thể bọc xốp, vải vào những nan thép này để đảm bảo an toàn cho trẻ.

{keywords}

Ngoài ra, bạn cũng đừng quên kiểm tra những yếu tố dưới đây để đảm bảo an toàn cho khu vực ban công:

- Đảm bảo tiêu chuẩn về vật liệu

Vật liệu cũng là yếu tố quan trọng, không thể bỏ qua khi thiết kế hay lắp đặt lan can, thành ban công. Khi mưa gió hay ảnh hưởng nhiều của thời tiết, cần lựa chọn được chất liệu phù hợp, bền bỉ, có độ chắc chắn cao. Với thành ban công bằng kim loại, bạn nên phun sơn chống gỉ, hoặc có thể chọn loại chất liệu không gỉ như inox, kính cường lực. Nên tránh sử dụng các chất liệu dễ vỡ như thanh sứ, gạch...

{keywords}

Chọn vật liệu bền đẹp

Đảm bảo tiêu chuẩn về độ cao

Khi nhà có trẻ nhỏ, một điều không được phép quên khi thiết kế ban công đó là luôn đảm bảo ban công đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về độ cao. Thông thường ban công cần thiết kế với độ cao ít nhất 1m, tốt nhất là cao hơn 1,3m, không có các khe hở nào rộng hơn 10 - 12cm khiến bé có cơ hội "thử nghiệm" trò chơi lọt người ra bên ngoài không trung. Khi thiết kế cần chú ý không để hở ra những phần mà trẻ em có thể dùng làm điểm tựa để leo hoặc trèo qua ban công, ví dụ chậu cây, bàn ghế…

{keywords}

Đảm bảo độ cao

Có rất nhiều ban công được xây thành và lan can cao, cảm giác như đủ độ an toàn với người sử dụng. Tuy nhiên, khi thiết kế cao, bạn nên tránh việc tạo thanh ngang sắp xếp ở phần lan can khiến bé có thể tự do trèo lên trên. Khoảng cách của các thanh ngang cũng cần chú ý không được quá rộng, từ 15 - 16cm so với mặt sàn khiến bé chơi đùa, nằm phía dưới có thể lọt ra ngoài.

{keywords}

Bé dễ leo trèo qua thanh ngang chắn ban công. (Ảnh minh họa)

Với những thành ban công được kết nối bởi những chi tiết trang trí, bạn cũng cần chú ý những chi tiết trang trí cần được gắn chắc chắn, không nên để hở mối hàn. Bên cạnh đó, khoảng cách giữa chi tiết trang trí nên được thi công với mật độ dày, tránh để bé mắc kẹt đầu hay cả người ra bên ngoài khi chơi đùa.

{keywords}

Tránh để các khe quá rộng. (Ảnh minh họa)

Những đồ đạc cần tránh khi đặt ở ban công

Ban công ở những gia đình có trẻ nhỏ, bạn cần đảm bảo yếu tố an toàn, cần tránh những đồ đạc đặt xung quanh khiến bé có cơ hội để leo trèo ra ngoài như nội thất có độ cao tương đối, chậu cây hay những đồ vật có thể kéo từ bên trong nhà ra ngoài. Thường xuyên kiểm tra độ an toàn của thanh chắn ban công theo định kỳ 1 tháng 1 lần. Và đặc biệt, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn nên khóa cửa ra ngoài ban công khi đang bận việc, không thể trông chừng bé một cách tuyệt đối.

{keywords}

Không nên đặt đồ vật cao khiến bé leo trèo.

{keywords}

Không nên đặt chậu hoa gần thành ban công

Nhờ đến sự tư vấn của kiến trúc sư

Tùy từng cách thiết kế của từng chung cư để có những ban công đặc thù. Tuy nhiên, khi bạn chọn lựa mua nhà hoặc đã đóng tiền mua căn hộ ở một dự án nào đó, bạn vẫn có thể nhờ kiến trúc sư, kỹ sư thi công đến để kiểm tra độ chắc chắn của ban công. Đặc biệt là phần thanh chắn, rào chắn xung quanh. Nhất là khi mua chung cư cũ, khi công trình đã xuống cấp, ban công là nơi bạn cần chú ý đầu tiên để tạo độ an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn cho gia đình khi sử dụng. Và hãy nhớ kiểm tra định kỳ để đảm bảo độ an toàn cho ban công nhé!

Theo Trí thức trẻ