- Đứng trước những hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ con cái là lẽ đương nhiên của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, luôn bênh vực con một cách vô điều kiện lại đem đến những điều tệ hại, thậm chí là bi kịch.
THÔNG TIN LIÊN QUAN
“Con cứ tát vào mặt nó cho mẹ!”
Vừa đón đứa con trai bốn tuổi từ trường mầm non về nhà, chị Hồng (ngụ ở quận Thủ Đức, TP.HCM) phát hiện cánh tay của con có nhiều vết xước. Nhìn những vệt rách da rớm máu trên cánh tay trắng nõn của đứa trẻ, chị không khỏi xót xa.
“Tí! Tay con sao thế này? Ai cào con hả, trời ơi là trời!”, chị trừng mắt quát thằng nhỏ, gương mặt chị đỏ tía. Quá sợ hãi, cu Tí òa khóc mách mẹ: “Bạn Bin giành đồ chơi ở lớp nên cào con, đau lắm”.
Thay khuyên vì trấn án con bình tĩnh hay nhờ cô can thiệp, chị Hồng tiếp tục rít lên: “Lại là thằng Bin à? Lần sau con cứ tát thẳng vào mặt nó cho mẹ nghe chưa! Con ơi là con! Ngu ơi là ngu sao cứ để cho bạn bắt nạt mãi thế hả? Cô đi đâu mà để nó cào con người ta thế này, tôi đóng tiền đi học chứ có phải đi gửi nhờ đâu”, chị bực bội xả hết những tức tối trong lòng.
Chị Hồng thanh minh rằng cu Tí đã bị Bin cào một lần rồi, lần đầu chị bảo con thôi chẳng may bạn lỡ tay, chịu nhịn bạn một chút ai ngờ thấy “cu Tí hiền nó lại làm tới”, rồi chị giáo dục cậu bé cái triết lý mà chị coi là đúng: “thời đại này mà hiền thì để cho chúng nó bắt nạt à!”. Chị nhất định ngày mai phải gặp tận mặt cha mẹ Bin mắng vốn cái tội không biết dạy con, cho nó chừa cái thói bắt nạt bạn…
Người xưa có câu “của đau, con xót”, bố mẹ nào chẳng thế, chị Hồng chỉ là một trong rất nhiều trường hợp. Thế nhưng vì một chút xích mích của trẻ nhỏ vốn rất mau quên mà các ông bố, bà mẹ đã “lên gân” với nhau quả thật không đáng?
Bi kịch từ bênh con không đúng cách
Trong một phiên tòa xét xử bị cáo H.T.M.D. (SN 1994, TP.HCM) – cô bé 15 tuổi phạm tội “giết người”, “cướp tài sản”. Điều đáng nói là trước hàng loạt hành vi phạm tội của con người cha vẫn nằng nặc: “Con tôi ngoan lắm, hổng biết sao lại thế?”.
Với lý do gia đình nghèo, ít học, cô bé ấy đã “vào đời” từ khi 13 tuổi, hàng ngày làm tiếp viên cho một quán cà phê, tối tối rong chơi cùng bạn bè. D cùng chúng bạn thường thuê nhà nghỉ để ở lì hàng tuần không về nhà.
Trong một lần thiếu tiền, D và bạn nghĩ ra cách gọi điện dụ những người đàn ông giàu có, đi xe SH đến nhà nghỉ quan hệ tình dục tập thể, tạo điều kiện cho bạn trai cầm dao xông vào khống chế, cướp tài sản. Khi người này phát hiện ra một người trong nhóm, D đã vung dao đâm một nhát chí mạng làm họ tử vong.
Tham gia phiên xử con, người cha không khỏi buồn rầu. Thế nhưng trước bao người, ông vẫn bênh con, khẳng định con vốn rất ngoan, hàng ngày chỉ biết đi làm rồi về nhà, nó phạm tội chắc “do chúng bạn xúi giục”.
Chỉ đến khi chủ tọa nhắc nhở về thái độ thiếu quan tâm, giáo dục con cái, cơ quan điều tra xác định D thường xuyên đi qua đêm tại nhà nghỉ mà sao ông lại giấu, người cha mới im bặt. Gây án ở tuổi 15, kết thúc với cô bé là bản án 12 năm tù khi mới trải qua 17 tuổi đời, cái tuổi vừa chớm đến thời kỳ đẹp nhất của đời người.
“Chụp con tao, tạo đập máy hình ra”
Trong vụ án Nguyễn Tuấn P (29 tuổi, Vĩnh Phúc) phạm tội lừa đảo, người bố cũng tỏ rõ thái độ bênh con đến cùng.
Khác với D, bị cáo P là kẻ có bề dày thành tích trong những phi vụ lừa đảo, trộm cắp. Ngoài bản án 7 năm tù về hành vi trộm cắp, Phương còn giả làm hướng dẫn viên du lịch đi thuê xe rồi thực hiện 6 phi vụ lừa đảo xế hộp đem cầm cố.
Với việc làm trên, P bị truy tố về tội lừa đảo với tình tiết tăng nặng là phạm tội một cách chuyên nghiệp. Khi Viện kiểm sát vừa dứt lời phát biểu quan điểm về vụ án, một người đàn ông ăn mặc lịch sự nhấp nhổm giơ tay hùng hổ đòi trình bày. “Việc truy tố con tôi phạm tội mang tính chuyên nghiệp là không đúng. Phạm tội chuyên nghiệp là phải…”.
Chỉ đến khi chủ tọa cắt lời: “Ông không phải là luật sư, bị cáo 29 tuổi đã thành niên rồi nhưng theo nguyện vọng, tòa vẫn cho ông trình bày. Ông có biết phạm tội mang tính chuyên nghiệp là thế nào không? Con ông thực hiện hàng loạt vụ lừa đảo với thủ đoạn như nhau, số tiền chiếm đoạt hàng tỷ đồng, ông không giáo dục con mà lại lớn tiếng bênh con ở tòa, ông cũng cần xem xét lại mình, tòa chấm dứt phần trình bày của ông tại đây”. Người cha hậm hực ngồi phịch xuống.
Giờ nghị án, thấy mấy phóng viên dự tòa xin chụp hình bị cáo ông hùng hổ lao tới, giật máy ảnh đe dọa “tao thu máy của chúng mày, chụp con tao, tao đập máy hình ra…”, những lời lẽ khó nghe chỉ dừng lại khi có sự can thiệp của nhân viên tòa án.
Giá như người cha biết giáo dục con nghiêm ngặt, biết “cúi đầu” trước hành vi tội lỗi của con, biết đâu bị cáo đã khác? Thực tế, rất nhiều vụ án xảy ra trong thời gian dài, gây hậu quả nặng nề nhưng đến khi ra tòa, các ông bố bà mẹ vẫn lớn tiếng bênh con.
Họ không nghĩ rằng chính thái độ bênh con không đúng mực đã dẫn đến những hậu quả “chết người” mà chính con mình phải trả giá.
THÔNG TIN LIÊN QUAN
Bênh con chằm chặp là làm hại con. Ảnh minh hoạ: shutterstock.com |
“Con cứ tát vào mặt nó cho mẹ!”
Vừa đón đứa con trai bốn tuổi từ trường mầm non về nhà, chị Hồng (ngụ ở quận Thủ Đức, TP.HCM) phát hiện cánh tay của con có nhiều vết xước. Nhìn những vệt rách da rớm máu trên cánh tay trắng nõn của đứa trẻ, chị không khỏi xót xa.
“Tí! Tay con sao thế này? Ai cào con hả, trời ơi là trời!”, chị trừng mắt quát thằng nhỏ, gương mặt chị đỏ tía. Quá sợ hãi, cu Tí òa khóc mách mẹ: “Bạn Bin giành đồ chơi ở lớp nên cào con, đau lắm”.
Thay khuyên vì trấn án con bình tĩnh hay nhờ cô can thiệp, chị Hồng tiếp tục rít lên: “Lại là thằng Bin à? Lần sau con cứ tát thẳng vào mặt nó cho mẹ nghe chưa! Con ơi là con! Ngu ơi là ngu sao cứ để cho bạn bắt nạt mãi thế hả? Cô đi đâu mà để nó cào con người ta thế này, tôi đóng tiền đi học chứ có phải đi gửi nhờ đâu”, chị bực bội xả hết những tức tối trong lòng.
Chị Hồng thanh minh rằng cu Tí đã bị Bin cào một lần rồi, lần đầu chị bảo con thôi chẳng may bạn lỡ tay, chịu nhịn bạn một chút ai ngờ thấy “cu Tí hiền nó lại làm tới”, rồi chị giáo dục cậu bé cái triết lý mà chị coi là đúng: “thời đại này mà hiền thì để cho chúng nó bắt nạt à!”. Chị nhất định ngày mai phải gặp tận mặt cha mẹ Bin mắng vốn cái tội không biết dạy con, cho nó chừa cái thói bắt nạt bạn…
Người xưa có câu “của đau, con xót”, bố mẹ nào chẳng thế, chị Hồng chỉ là một trong rất nhiều trường hợp. Thế nhưng vì một chút xích mích của trẻ nhỏ vốn rất mau quên mà các ông bố, bà mẹ đã “lên gân” với nhau quả thật không đáng?
Bi kịch từ bênh con không đúng cách
Trong một phiên tòa xét xử bị cáo H.T.M.D. (SN 1994, TP.HCM) – cô bé 15 tuổi phạm tội “giết người”, “cướp tài sản”. Điều đáng nói là trước hàng loạt hành vi phạm tội của con người cha vẫn nằng nặc: “Con tôi ngoan lắm, hổng biết sao lại thế?”.
Với lý do gia đình nghèo, ít học, cô bé ấy đã “vào đời” từ khi 13 tuổi, hàng ngày làm tiếp viên cho một quán cà phê, tối tối rong chơi cùng bạn bè. D cùng chúng bạn thường thuê nhà nghỉ để ở lì hàng tuần không về nhà.
Trong một lần thiếu tiền, D và bạn nghĩ ra cách gọi điện dụ những người đàn ông giàu có, đi xe SH đến nhà nghỉ quan hệ tình dục tập thể, tạo điều kiện cho bạn trai cầm dao xông vào khống chế, cướp tài sản. Khi người này phát hiện ra một người trong nhóm, D đã vung dao đâm một nhát chí mạng làm họ tử vong.
Tham gia phiên xử con, người cha không khỏi buồn rầu. Thế nhưng trước bao người, ông vẫn bênh con, khẳng định con vốn rất ngoan, hàng ngày chỉ biết đi làm rồi về nhà, nó phạm tội chắc “do chúng bạn xúi giục”.
Chỉ đến khi chủ tọa nhắc nhở về thái độ thiếu quan tâm, giáo dục con cái, cơ quan điều tra xác định D thường xuyên đi qua đêm tại nhà nghỉ mà sao ông lại giấu, người cha mới im bặt. Gây án ở tuổi 15, kết thúc với cô bé là bản án 12 năm tù khi mới trải qua 17 tuổi đời, cái tuổi vừa chớm đến thời kỳ đẹp nhất của đời người.
“Chụp con tao, tạo đập máy hình ra”
Trong vụ án Nguyễn Tuấn P (29 tuổi, Vĩnh Phúc) phạm tội lừa đảo, người bố cũng tỏ rõ thái độ bênh con đến cùng.
Khác với D, bị cáo P là kẻ có bề dày thành tích trong những phi vụ lừa đảo, trộm cắp. Ngoài bản án 7 năm tù về hành vi trộm cắp, Phương còn giả làm hướng dẫn viên du lịch đi thuê xe rồi thực hiện 6 phi vụ lừa đảo xế hộp đem cầm cố.
Với việc làm trên, P bị truy tố về tội lừa đảo với tình tiết tăng nặng là phạm tội một cách chuyên nghiệp. Khi Viện kiểm sát vừa dứt lời phát biểu quan điểm về vụ án, một người đàn ông ăn mặc lịch sự nhấp nhổm giơ tay hùng hổ đòi trình bày. “Việc truy tố con tôi phạm tội mang tính chuyên nghiệp là không đúng. Phạm tội chuyên nghiệp là phải…”.
Chỉ đến khi chủ tọa cắt lời: “Ông không phải là luật sư, bị cáo 29 tuổi đã thành niên rồi nhưng theo nguyện vọng, tòa vẫn cho ông trình bày. Ông có biết phạm tội mang tính chuyên nghiệp là thế nào không? Con ông thực hiện hàng loạt vụ lừa đảo với thủ đoạn như nhau, số tiền chiếm đoạt hàng tỷ đồng, ông không giáo dục con mà lại lớn tiếng bênh con ở tòa, ông cũng cần xem xét lại mình, tòa chấm dứt phần trình bày của ông tại đây”. Người cha hậm hực ngồi phịch xuống.
Giờ nghị án, thấy mấy phóng viên dự tòa xin chụp hình bị cáo ông hùng hổ lao tới, giật máy ảnh đe dọa “tao thu máy của chúng mày, chụp con tao, tao đập máy hình ra…”, những lời lẽ khó nghe chỉ dừng lại khi có sự can thiệp của nhân viên tòa án.
Giá như người cha biết giáo dục con nghiêm ngặt, biết “cúi đầu” trước hành vi tội lỗi của con, biết đâu bị cáo đã khác? Thực tế, rất nhiều vụ án xảy ra trong thời gian dài, gây hậu quả nặng nề nhưng đến khi ra tòa, các ông bố bà mẹ vẫn lớn tiếng bênh con.
Họ không nghĩ rằng chính thái độ bênh con không đúng mực đã dẫn đến những hậu quả “chết người” mà chính con mình phải trả giá.
- Mai Chi