Nếu có nơi nào bạn có thể cảm nhận rõ nhất không khí Tết thì đó là những làng nghề chuyên làm bánh chưng, bánh tét nổi tiếng như Tranh Khúc, Bờ Đậu, Trà Cuôn, làng Chuồn...

1. Làng Tranh Khúc, Thanh Trì, Hà Nội

Bánh chưng Tranh Khúc không chỉ nổi tiếng ở Hà Nội mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài cho những người Việt xa quê. Đến làng Tranh Khúc vào dịp cận Tết, bạn sẽ thấy như được sống lại không gian văn hóa của những làng quê thời xưa, với mùi bánh chưng thơm phức lan tỏa khắp nơi.

{keywords}

Hàng trăm chiếc bánh được gói trong vòng 1 giờ đồng hồ.

Thịt nạc được đặt vào giữa, để bánh chưng ngậy và ngon thì thịt mỡ không thể thiếu trong mỗi chiếc bánh.

{keywords}

Nguyên liệu của bánh chưng Tranh Khúc không có gì đặc biệt, vẫn là gạo, đỗ, thịt... Tuy nhiên, điều khiến bánh của làng ngon nổi tiếng là nhờ sự kỹ lưỡng trong chọn lọc từng nắm đỗ, từng miếng thịt. Gạo nếp cái hoa vàng dẻo thơm, kết hợp với đỗ xanh ngọt ngậy và thịt nửa nạc nửa mỡ khiến bánh chưng vừa đậm đà, vừa không ngấy. 

Bánh được luộc theo phương pháp truyền thống bằng củi và than, nhưng ngày nay nhiều nhà đã dùng bếp điện để thuận tiện hơn mà vẫn giữ được vị ngon.

2. Làng Đầm, Thanh Liêm, Hà Nam

Nằm cách thành phố Phủ Lý khoảng 5 km, làng Đầm thuộc xã Liêm Tuyền đã có truyền thống làm bánh chưng từ nhiều đời nay. Hầu như mọi người trong làng, từ già trẻ lớn bé đều có thể gói những chiếc bánh vuông vức, đều chằn chặn mà không cần đến khuôn. 

{keywords}

Bánh chưng làng Đầm vuông vức, được luộc bằng nước mưa.

Bánh làng Đầm ngon nhờ gạo nếp Hải Hậu, đỗ xanh mẩy, hạt tiêu thơm tự rang xanh và thịt có phần nạc phần mỡ đều nhau. Bí quyết để có được hương vị đặc trưng là chỉ dùng nước mưa và nồi tôn để luộc bánh. Có lẽ chính vì vậy mà bánh làng Đầm để được khá lâu, từ 8-10 ngày mà không lo ôi thiu.

3. Làng Bờ Đậu, Phú Lương, Thái Nguyên

Có truyền thống lâu đời, làng bánh chưng thuộc xã Cổ Lũng đã trở nên nổi tiếng và dần có thương hiệu được nhiều nơi biết tới. Thời gian trước tết, làng Bờ Đậu lúc nào cũng khẩn trương, tất bật, rộn rã tiếng nói, tiếng cười của những nhà làm bánh chưng.

{keywords}

Làng Bờ Đậu đã có hơn truyền thống làm bánh hơn 50 năm.

{keywords}

Bánh chưng Bờ Đậu dùng gạo nếp Định Hóa tròn mẩy, đỗ xanh vàng dẻo, thịt ba chỉ tươi ngon và tiêu Bắc, gói trong lá dong xanh mướt lấy từ núi rừng Bắc Kạn. Bánh được luộc từ 8-10 tiếng để chín nhừ. Nước luộc bánh sử dụng nguồn nước suối trong vắt trên núi đá sau làng, tạo vị ngon thanh nhã, nguyên vẹn.

Bóc chiếc bánh chưng Bờ Đậu, vỏ bánh xanh mướt, dẻo, nhân bánh bùi ngậy pha chút cay cay, thơm thơm của hạt tiêu, cảm giác như cả đất trời cùng hòa quyện trong từng chiếc bánh và câu chuyện Lang Liêu dâng bánh được học thuở thiếu thời lại hiển hiện.

4. Làng Chuồn, Phú Vang, Huế

Ngôi làng nổi tiếng này nằm ở thôn An Truyền, xã Phú An, được mệnh danh là làng bánh tét ngon nhất xứ Huế. Đến nay, bánh làng làm ra dịp Tết vẫn không kịp bán, bởi hương vị thơm ngon đặc trưng không vùng nào có được.

{keywords}
{keywords}

Gạo nếp được dùng để gói bánh làng Chuồn là loại nếp An Truyền lừng danh, vừa trắng, vừa dẻo, vừa thơm. Nhân bánh có đậu xanh và mỡ heo béo ngậy, nêm gia vị gồm hành, nước mắm, muối, đường, hạt tiêu sao cho vừa miệng. Bánh được gói bằng lá chuối sứ để có vỏ ngoài xanh mịn, lạt buộc không quá lỏng không quá chặt. Người dân vẫn giữ truyền thống luộc bánh bằng củi để bánh được dừ và ngon. 

Bánh vừa luộc xong còn nóng ăn rất ngon, với vị dẻo thơm của nếp, vị béo ngậy đậm đà của thịt mỡ và đậu xanh, khiếp người ăn nhớ mãi không quên. Khi ăn, nên tét bánh bằng sợi cước nhỏ hoặc sợi gấc thì bề mặt bánh mới mịn màng, phẳng đẹp. Khi ăn, ta cảm nhận được vị mềm dẻo của bánh, vị thơm ngon của nếp, vị béo ngậy của nhụy bánh, và thêm chút cay cay của tiêu, hành. Tất cả tạo nên một vị tổng hòa thơm ngon, hấp dẫn.

5. Làng Trà Cuôn, Cầu Ngang, Trà Vinh

Bánh tét thơm ngon của làng Trà Cuôn thuộc xã Kim Hòa giờ không chỉ nổi tiếng trong vùng mà còn được người dân TP Hồ Chí Minh hay các miền khác ưa chuộng.

{keywords}

{keywords}

Bánh Trà Cuôn vừa ngon mắt, vừa ngon miệng.

Để làm được một chiếc bánh tét đúng chuẩn, người dân cần trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ. Nếp sáp được vo 6-7 lần rồi để ráo nước, trộn với nước rau ngót để tạo màu xanh tự nhiên và mùi thơm đặc trưng. Nhân bánh được làm từ thịt nạc, thịt mỡ, đậu xanh loại ngon và lòng đỏ trứng vịt muối, tạo hương vị độc đáo, khó quên. 

Bánh được gói rất khéo, nếp dẻo thơm với phần nhân có gia vị đặc trưng, khiến người ăn có thể thưởng thức nhiều miếng mà không thấy chán.

Theo Afamily