Luật sư tư vấn:

Kinh doanh sân gôn là việc cung cấp dịch vụ chơi gôn, tập luyện, thi đấu gôn và các dịch vụ có liên quan phục vụ cho người chơi gôn. Ngày 27 tháng 4 năm 2020, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 52/2020/NĐ-CP về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf có hiệu lực kể từ ngày 15/6/2020. Theo đó Nguyên tắc đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn được quy định như sau Đất sử dụng để xây dựng sân gôn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả; đáp ứng các điều kiện, thủ tục theo quy định tại Nghị định này, pháp luật về đầu tư, quy hoạch, đất đai, xây dựng, môi trường và pháp luật có liên quan.

{keywords}
Ảnh minh họa

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 52/2020/NĐ-CP quy định về đất để thực hiện Dự án sân gôn có quy định về loại đất không được thực hiện kinh doanh sân golf bao gồm:

- Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

- Đất rừng, đất trồng lúa, trừ trường hợp Dự án sân gôn ở vùng trung du, miền núi và Dự án sân gôn sử dụng đất rừng sản xuất không phải là rừng tự nhiên quy định tại các khoản 2 và 3 Điều 6 Nghị định này;

- Đất thuộc các khu vực có yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, di tích thuộc danh mục kiểm kê của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này;

- Đất xây dựng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghệ cao;

- Đất thuộc phạm vi bảo vệ đê điều và hành lang bảo vệ bờ biển theo quy định của Luật Đê điều, Luật Tài nguyên, môi trường và hải đảo.

Lưu ý: Việc sử dụng đất tại vùng bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực có yếu tố gốc cấu thành di tích để xây dựng sân gôn không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích và phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật di sản văn hóa.

Như vậy, trừ các loại đất nêu tại Khoản 1 Điều 6 nêu trên thì các loại đất khác đều được sử dụng để kinh doanh sân golf và phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Quyền sở hữu đất của người đa quốc tịch

Quyền sở hữu đất của người đa quốc tịch

Xin hỏi luật sư người Việt Nam định cư ở nước ngoài, có hai quốc tịch hiện nay có được phép đứng tên sở hữu đất ko?