Trung Quốc đã mua và sản xuất nên các hạm đội tàu ngầm linh hoạt và đáng nể trong khu vực, là nền tảng và xương sống cho hải quân nước này.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Vũ khí trên biển đáng gờm mới của Trung Quốc
Vũ khí nào của quân đội Mỹ đáng sợ nhất?
Loạt vũ khí đáng sợ nhất của quân đội Mỹ (II)
Mỹ choáng với vũ khí mới của Trung Quốc
Những vũ khí đáng sợ nhất của quân đội Mỹ
Tàu ngầm lớp Kilo có thể mang hạt nhân của Trung Quốc tới mọi nơi trên thế giới
Trung Quốc có 12 chiếc tàu ngầm lớp Kilo, và đều mua của Liên Xô hoặc Nga. Các tàu này chạy bằng diesel và có thể lặn tới độ sâu 300m.
Các tàu này trang bị 18 ngư lôi, 24 thủy lôi, và có thể được nâng cấp để phóng tên lửa đối không.
Các tàu ngầm sản xuất trong nước cho thấy Trung Quốc đã đạt được bước tiến rất lớn trong việc tạo ra công nghệ mới và giữ bí mật về điều đó
Các tàu ngầm này đều được sản xuất ở xưởng đóng tàu Wuchang và là các thế hệ kế tiếp của tàu ngầm Type 039.
Loạt tàu ngầm này đều chạy bằng diesel và có chiều dài 75m. Bảy chiếc tàu đã hoàn tất. Các tàu này có thể chạy với vận tốc ít nhất là 20 knot và được trang bị sáu ống phóng ngư lôi.
Ngoài ra, các tàu này đều được trang bị các hệ thống định vị vật dưới nước bằng âm hoặc siêu âm của Nga.
Các tàu này dự kiến sẽ thay thế các tàu ngầm lớp Romeo và Ming hiện đang đóng vai trò là trụ cột trong hạm đội tàu ngầm Trung Quốc. Ít nhất một trong số bảy tàu vừa đóng xong đang phục vụ trong Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).
Trực thăng Harbin Z-9 có thể vận chuyển binh sĩ tới mọi nơi
Harbin Z-9 là phiên bản Trung Quốc sản xuất theo bản quyền của Eurocopter.
Công ty sản xuất máy bay Harbin của Trung Quốc ban đầu lắp ráp chiếc máy bay này với một số bộ phận từ hãng European Aerospatiale hồi đầu những năm 1980.
Tới những năm 1990, Harbin sản xuất loại máy bay này với 70% bộ phận được nội địa hóa.
Hai chiếc trực thăng tấn công hạng nhẹ thuộc hàng tốt nhất thế giới
Harbin Z-19 và AIC WZ-10 là hai trực thăng mới nhất trong công nghệ trực thăng vũ trang của Trung Quốc.
Harbin Z-19 là phiên bản được quân sự hóa của Harbin Z-9. Phiên bản này đã được cập nhật và nâng cấp, và đưa vào sử dụng năm 2011.
Chiếc trực thăng này được bọc thép và có 2 phi công, có thể bay với tốc độ 152 dặm/giờ và sẽ được trang bị 'tới tận răng' khi được đưa vào phục vụ trong quân đội.
Chiếc CAIC WZ-10 lại được phát triển trong nước và là một máy bay trực thăng tấn công, được đưa vào phục vụ năm 2010. Các bức hình của chiếc máy bay này rất hiếm, nhưng rõ ràng là nó đã cất cánh.
Tốc độ tối đa của CAIC WZ-10 là 300km/h và có súng phóng lựu đạn hoặc súng máy, có thể mang theo cả chục tên lửa.
Trực thăng không người lái Tianyan 2 có thể phóng từ các tàu để thực hiện nhiệm vụ do thám
Năm 2006, PLA cho ra mắt hai chiếc trực thăng không người lái Tianyan-2. Đây là một thắng lợi lớn của Trung Quốc trong cuộc đua 'không người lái'.
Chiếc Tianyan-2 được sử dụng trong môi trường có mật độ đông (như ở các thành phố), có khả năng đánh bom.
Đây là một trong những thiết bị chiến đấu trên không đầu tiên mà Trung Quốc phát triển thành công, tuy nhiên, có ý kiến cho rằng nó giống như chiếc Yamaha RMAX không người lái của Nhật.
Máy bay chiến đấu Su-30MKK có tên lửa, hỏa tiễn và bom dẫn đường
Su-30 phiên bản Nga |
MKK được trang bị các tên lửa không đối không, không đối đất cũng như các loại hỏa tiễn không dẫn đường và bom dẫn đường.
(Còn nữa)
- Lê Thu (theo BI)