Xem lại bài 1: Những điểm lạ trong nền kinh tế đang dần hồi phục

Quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng

Trong hai năm đại dịch (2020-2021), đầu tư toàn xã hội tăng trung bình 1,85%/năm. Trong đó, đầu tư tư nhân tăng 2,9%, đầu tư nhà nước tăng 7,4% và FDI giảm 2,85%.  Đầu tư xã hội tăng 0,7 điểm phần trăm thì tạo ra một điểm phần trăm tăng trưởng GDP. 

Năm 2022, đầu tư xã hội tăng 11,2%. Trong đó, đầu tư tư nhân tăng 8,9%, đầu tư nhà nước tăng 18,1% và FDI tăng 13,5%. Đầu tư toàn xã hội tăng 1,4 điểm phần trăm thì tạo ra một điểm phần trăm tăng trưởng GDP.

Năm 2023, đầu tư toàn xã hội tăng 6,2%. Trong đó, đầu tư tư nhân tăng 2,7%, đầu tư nhà nước tăng 21,2% và FDI tăng 5,4%. Đầu tư xã hội tăng 1,2 điểm phần trăm thì tạo được một điểm phần trăm tăng trưởng GDP.

Trong sáu tháng đầu năm 2024, đầu tư xã hội tăng 6,8%. Trong đó, đầu tư tư nhân tăng 6,7%, đầu tư nhà nước tăng 3,5% và FDI tăng 10,3%. Đầu tư xã hội tăng 1,1 điểm phần trăm tạo ra được một điểm phần trăm tăng trưởng GDP.

Như vậy, trong mấy năm gần đây, đầu tư nhà nước và FDI là nguồn lực chủ yếu tạo nên tăng trưởng. Với hệ số tăng trưởng đầu tư/tăng trưởng GDP nói trên, có thể nói hiệu quả đầu tư xã hội trong mấy năm gần đây cao hơn nhiều so với thời kỳ 2012-2019. 

FDI (26).jpg
Trong mấy năm gần đây, đầu tư nhà nước và FDI là nguồn lực chủ yếu tạo nên tăng trưởng. Ảnh: Hoàng Hà

Với đầu tư tư nhân, trước đây, trung bình hàng năm cứ 2-3 doanh nghiệp gia nhập thị trường thì có 1 doanh nghiệp rút khỏi thị trường, nhưng năm 2023 tỷ lệ này giảm xuống còn 1,3 và sáu tháng đầu năm nay tiếp tục giảm xuống còn 1,1. 

Tín dụng tăng chậm. Năm 2023, tín dụng thực tế chỉ tăng khoảng 8% so với 31/12/2022, đến tháng sáu đầu năm nay mới chỉ tăng khoảng 4,5% so với cuối tháng 12/2023 (so với tốc độ tăng trung bình khoảng 14%/năm so với trước đây). 

Điều đáng nói là tăng trưởng tín dụng trung bình 14% năm trước đây trong điều kiện giới hạn trần tín dụng và các biện pháp thắt chặt tín dụng khác. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng thấp như hiện nay ở điều kiện hoàn toàn ngược lại, các biện pháp chính sách tiền tệ hầu như nới lỏng và hàng loạt các chỉ thị về tháo gỡ khó khăn thúc đẩy tăng trưởng tín dụng liên tục được ban hành.

Như vậy, đầu tư xã hội tăng thấp, tỷ lệ doanh nghiệp gia nhập/rút khỏi thị trường tỷ lệ 1:1, tín dụng tăng thấp hơn nhiều so với thông lệ. Trong khi đó, GDP quý II/2024 gần như cao nhất theo quý trong nhiều năm, kể cả trước đại dịch.

Tăng trưởng “nóng” và lạm phát

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, tăng trưởng thực (số liệu thống kê) đã vượt quá tăng trưởng tiềm năng trong bốn quý liên tiếp gần đây từ quý III/2023. Như vậy, tăng trưởng đã ‘nóng”. 

Tuy vậy, lạm phát cơ bản trong cùng thời kỳ hầu như ổn định ở mức khoảng 2,7%, và nhu cầu trong nước đang có xu hướng suy giảm. 

So sánh các chỉ số liên quan đến tăng trưởng quý II/2019 và quý II/2024 cho thấy có những điều cần xem xét.

Trong số 19 chỉ số liên quan, quý II/2019 có 14 chỉ số tốt hơn, và 4 chỉ số kém hơn (gồm kinh tế thế giới, tăng trưởng nông nghiệp, FDI và xuất khẩu), nhưng GDP quý II/2024 lại cao hơn quý II/2019. Khác biệt quá nhiều ở dịch vụ, trong khi tốc độ tăng doanh thu đã loại trừ yếu tố giá quý II/2019 cao gấp 1,91 lần so với quý II/2024 (8,45 và 4,41), nhưng tăng VA dịch vụ quý II/2019 lại chỉ bằng 0,97 lần so với quý II/2024 (6,85 và 7,03). 

Xét về chi tiêu cuối cùng (cách tính GDP theo tiêu dùng) thì chi tiêu của dân cư và tích sản quý II/2019 rất cao (tương ứng 7,01% và 7,53%). Số liệu tương ứng quý II năm nay thấp hơn nhiều (5,75% và 6,72%) nhưng GDP lại cao hơn quý II/2019 (6,93% và 6,71%).

Ngoài ra, còn một số yếu tố không thuận lợi so với trước đây như: Niềm tin kinh doanh của khu vực FDI và khu vực tư nhân trong nước thấp; Một số nhà đầu tư đã chuyển dự án đầu tư sang nước khác; Thị trường bất động sản chưa phục hồi; Môi trường kinh doanh chưa cải thiện nhiều…

Tóm lại, các điều kiện kinh tế trước đây, nhất là quý II/2019 thuận lợi hơn nhiều so với quý II/2024, nhưng GDP quý II/2024 lại cao hơn quý II/2019. Đó cũng là điều bất thường đáng suy ngẫm.

Doanh nghiệp không muốn nhận hỗ trợ của Nhà nước vì sợ rủi roÁch tắc hành chính rất phổ biến với doanh nghiệp. Thủ tục hiện nay thường kéo dài gấp 3 lần so với thời gian trước. Một dự án đầu tư trong khu công nghiệp trước đây mất khoảng 23-24 tuần để hoàn tất thủ tục thì bây giờ gấp 3-4 lần như thế mới xong.