Ngày càng nhiều người giàu phải tham gia các lớp học để đối phó với sự lo lắng đi kèm với sự giàu có của mình.
'Hội con nhà giàu' khoe cuộc sống 'không có gì ngoài tiền'
Nhà giàu sướng mồm, thủy quái ai oán
“Sự giàu có đi kèm với những lo lắng quá mức mỗi ngày. Nhưng ta có thể học tập để kiểm soát nó”, Charlotte Beyer, người sáng lập một tổ chức tư nhân chuyên cung cấp hỗ trợ và giáo dục cho giới siêu giàu hé lộ.
Một biểu hiện thường thấy khi quá giàu là bạn trở nên sợ hãi khi chi tiêu bởi bạn không bao giờ cảm thấy mình có đủ. Một người vợ ở nhà với thu nhập hộ gia đình là 2 triệu USD và sở hữu khối tài sản 8 triệu USD thừa nhận cô ấy không cảm thấy giàu có so với những người khác. "Họ có máy bay riêng, có tài xế. Bạn biết đấy, tiền làm cho mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Nhưng chúng tôi không sống theo cách đó", cô nói.
Nhiều người giàu sợ hãi khi phải tiêu tiền. |
Nhà tâm lý học Olivia Mellan cho biết những người giàu có tâm lý phức tạp bởi vì họ cuối cùng sẽ nhận ra tiền không phải là tất cả. "Quyền lực, tình yêu hay sự kiểm soát - tất cả những thứ mà mọi người cho rằng tiền có thể đổi lấy được, nhưng thực sự không phải vậy", Mellan nói.
Những người giàu quen với việc có tiền và họ ngừng nhận thức mình thực sự giàu có |
Bởi họ nhận ra có nhiều tiền và vật chất không có nghĩa là hạnh phúc |
Sherman, tác giả cuốn sách "Uneasy Street" mô tả cuộc sống của giới siêu giàu nước Mỹ và những lo lắng họ phải đối mặt thường ngày, đã phỏng vấn một người mẹ ở nhà và nghe cách cô ấy che giấu việc đi tìm sự giúp đỡ bên ngoài để chăm sóc gia đình. "Không bao giờ tôi nhắc đến nhà mình có đầu bếp", người phụ nữ nói, "Với các bà mẹ ở nhà chăm con, tôi thấy điều đấy rất xấu hổ."
Những bà mẹ ở nhà thường phàn nàn rằng họ phải đấu tranh rất nhiều để chăm sóc gia đình. Họ còn nói dối chồng về số tiền bỏ ra để thuê một vú em bởi họ không muốn người khác biết mình có được nhiều sự giúp đỡ mà vẫn có thể hoàn thành công việc |
Cha mẹ của những đứa trẻ lớn lên trong sự giàu có luôn lo lắng về tương lai của chúng |
Nhiều người giàu còn lo lắng con cái của họ dễ bị hư hỏng. Sherman cho biết: “Khi con cái trưởng thành hơn, cha mẹ không thể tiếp tục hỗ trợ tài chính mà thay vào đó sẽ đưa ra những cơ hội khác liên quan đến tương lai. Ngay cả những đứa trẻ không thoải mái với lối sống giàu có, chúng cũng trở nên quen thuộc với những “đặc ân” mà sự giàu có đem lại”.
(Theo BI/ Dân Việt)