Nhiếp ảnh gia Malcolm Browne là người thứ tư trong thế hệ những phóng viên của AP đưa tin về cuộc chiến tranh Việt Nam qua đời, sau nhà văn Roy Essoya và phóng viên George Esper, nhiếp ảnh gia Horst Faas.
TIN BÀI KHÁC:
Nhật dự báo thảm họa tàn bạo nhất lịch sử
CEO đăng quảng cáo bản thân để kiếm vợ
Cựu phóng viên hãng thông tấn AP kiêm nhiếp ảnh gia Malcolm Browne, được biết tới với bức ảnh một nhà sư người Việt Nam tự thiêu để phản đối chính quyền Sài Gòn, đã qua đời ở tuổi 81.
Browne, phóng viên tại Sài Gòn của AP, bên bức ảnh hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu. Bức ảnh đã giành giải nhất trong cuộc thi Ảnh báo chí thế giới lần thứ 7 tại Hague, Hà Lan năm 1963.
Bức ảnh được chụp vào tháng 6 năm 1964.
Phóng viên George Esper của AP chụp ảnh với một cậu bé Việt Nam ở Quảng Ngãi vào tháng 1 năm 1966.
Bức ảnh George Esper chụp một lính thủy đánh bộ Mỹ với súng trường và lá cờ Mỹ trên ba lô và dòng chữ "tạm biệt Việt Nam" trên chiếc mũ bảo hiểm khi lên chiếc trực thăng tới Okinawa vào tháng 7 năm 1969.
Nhà văn Roy Essoya.
25 cựu binh VNCH bị thương trong chiến tranh Đông Dương, ngồi xe lăn biểu tình trước Đại sứ quán Pháp đòi bồi thường tại Sài Gòn tháng 5/1964 qua ống kính của Roy Essoya.
Nhiếp ảnh gia Horst Fass đã đoạt giải Pulitzer lần thứ nhất vào năm 1965 với bức ảnh người cha bế đứa con đã chết trên tay ở Việt Nam và lần thứ hai vào năm 1972 cho bức ảnh tra tấn và thi hành án tử hình ở Bangladesh.
Một em bé đã thiệt mạng tại một ngôi làng gần biên giới Campuchia. Bức ảnh được chụp vào tháng 3 năm 1964 này đã giúp Horst Faas giành được giải thưởng Pulitzer.
Một trong những bức ảnh của Horst Fass vào tháng 1 năm 1964. Một người lính Việt Nam Cộng hòa sử dụng chuôi dao để đánh một người nông dân.
Những người dân ở miền Nam Việt Nam, trong số những người sống sót trong cuộc giao tranh ác liệt kéo dài 2 ngày, đang tụm lại với nhau sau một cuộc tấn công của quân đội chính phủ Việt Nam Cộng hòa nhằm giành lại căn cứ ở Đồng Xoài, Việt Nam. (Ảnh: Horst Faas)
Sầm Hoa (Theo Telegraph)