Dù yêu cầu bằng cấp không cao, tiếp viên hàng không vẫn có những quy định về nghề đặc biệt theo đúng đặc thù riêng của ngành này.

Trước năm 1930, các tiếp viên hàng không đều là nam giới. Hãng hàng không United Airlines của Mỹ là đơn vị đầu tiên tuyển dụng nữ cho vị trí phục vụ trên máy bay, và dần tạo ra chuẩn mực mới về nghề này.

{keywords}

Năm 1936, New York Times mô tả yêu cầu về ngoại hình của các tiếp viên hàng không tiêu chuẩn là cân nặng 100-118 pound (45-53,5kg), cao từ 1,5 đến 1,62m, tuổi dao động từ 20-26, độc thân. Thậm chí, những người đủ 19 tuổi 6 tháng hay đã ly hôn, là vợ góa nếu đạt được các yêu cầu sẽ chỉ được vào danh sách dự bị.

{keywords}

Tuy nhiên, tại nhiều nước, mức tuổi tối thiểu để trở thành tiếp viên là 18 tuổi.

{keywords}

Tuổi thọ nghề của các tiếp viên hàng không có thể lên tới 56. Thậm chí, nữ nhân viên Katrine Haynes từ Eastbourne đã phục vụ trên máy bay của Virgin Atlantic khi chỉ vài ngày trước khi bà bước sang tuổi 60.

{keywords}

Quy định về đồng phục của một số hãng bay máy móc đến mức kỳ lạ. United Airlines yêu cầu gấu váy của nữ tiếp viên không được dài quá 1 inch so với đầu gối.

{keywords}

Yêu cầu về kỹ năng bơi của các tiếp viên hàng không là 20-25m, và có thể dài hơn nếu có các thiết bị hỗ trợ nổi như phao, quần áo bơi.

{keywords}

Emirates Airlines yêu cầu tiếp viên không sở hữu hình xăm tại những bộ phận bị lộ ra khỏi đồng phục. Thậm chí, nhiều hãng hàng không yêu cầu tiếp viên mặc đồ lót cùng màu với đồng phục, có nghĩa là áo trắng thì đồ lót cũng phải trắng, không được sử dụng màu sắc nổi bật hơn.

{keywords}

Tiếp viên có quyền đeo đồ trang sức, miễn là nó không xung đột về tiêu chuẩn thời trang với bộ đồng phục và không gây khó khăn cho việc phục vụ cũng như cứu nạn trên các chuyến bay.

{keywords}

Tiếp viên được trả lương kể từ khi máy bay đóng cửa, chứ không phải khi bắt đầu ca làm việc, do lương được tính dựa trên số giờ hoạt động.

{keywords} 

(Theo Trí Thức Trẻ)