Theo Diễn đàn kinh tế thế giới, Jakarta hiện là một trong những thành phố đang bị chìm dần với tốc độ nhanh nhất thế giới do mực nước biển dâng cao và sự khai thác nước ngầm quá mức.

{keywords}
Thủ đô Jakarta đang chìm dần xuống biển. Ảnh: cntraveller.in

Tuy nhiên, thủ đô hiện thời của Indonesia không phải là thành phố duy nhất gặp rắc rối. Dưới đây là một số thành phố khác trên thế giới cũng đang đối mặt với nguy cơ bị chìm với tốc độ đáng báo động, theo thống kê của CNN:

Houston (Mỹ)

Houston đang chìm dần từ nhiều thập kỷ qua. Cũng giống như Jakarta, ngoài việc nước biển dâng cao, việc khai thác quá mức nguồn nước ngầm cũng là thủ phạm góp phần dẫn đến hiện tượng đáng báo động trên.

{keywords}
Thành phố Houston chìm trong biển nước sau một trận mưa lớn gây lũ lụt. Ảnh: CBS

Tờ Houston Chronicle trích dẫn dữ liệu của Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ cho hay, một số vùng thuộc hạt Harris, bao gồm cả thành phố Houston, đã bị chìm khoảng 3 mét kể từ những năm 1920. Những khu vực này tiếp tục bị nước dìm xuống khoảng  Các khu vực đã tiếp tục giảm tới 5cm và có thể tăng lên nhanh chóng theo thời gian.

Các nhà lập pháp đã cố gắng giải quyết vấn đề trên bằng cách tạo ra một quận đặc biệt phục vụ mục đích điều chỉnh hoạt động hút nước ngầm vào năm 1975. Song, vấn đề vẫn tồn tại khi các nhà máy nước và những giếng nước tư nhân tiếp tục khai thác các tầng ngậm nước, gây hiện tượng sụt lún mặt đất và suy giảm chất lượng nước ngầm.

Lagos (Nigeria)

{keywords}
Ảnh: NPR

Thành phố Lagos tọa lạc trên vùng bờ biển Nigeria với một phần được xây dựng trên đất liền và một phần trên vài hòn đảo lân cận. Đây cũng là thành phố đông dân nhất châu Phi. Vị trí địa lý khiến Lagos đặc biệt dễ bị lũ lụt tấn công và các đường bờ biển không ngừng bị xói mòn. Khi mực nước biển dâng lên do hiện tượng nóng lên toàn cầu, thành phố đối mặt với nguy cơ ngày càng cao.

Một nghiên cứu từ năm 2012 hé lộ, vì bờ biển của Nigeria quá thấp nên việc mực nước biển dâng cao chỉ từ 1 - 3 mét cũng đủ gây ảnh hưởng thảm khốc đến các hoạt động của con người ở những khu vực này. Một nghiên cứu riêng rẽ năm nay phát hiện, mực nước biển toàn cầu có thể tăng thêm 2 mét nữa vào cuối thế kỷ này.

New Orleans (Mỹ)

Tới tận những năm 1930, chỉ mới 1/3 diện tích của thành phố New Orleans nằm dưới mực nước biển. Song, khi bão Katrina tấn công nơi này vào năm 2005, tỉ lệ này đã tăng lên tới xấp xỉ 1/2.

{keywords}
Ảnh: NPR

New Orleans rất dễ bị nước biển dâng cao nhấn chìm vì được xây dựng trên nền đất tơi xốp và tọa lạc rất gần bờ biển. Các nhà khoa học ghi nhận, thành phố đang chìm xuống với tốc độ 1cm mỗi năm.

Bắc Kinh (Trung Quốc)

Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy, một số khu vực thuộc Bắc Kinh đang chìm xuống so với mực nước biển khoảng 10cm/năm. Các nhà nghiên cứu cho rằng, nguyên nhân của hiện tượng này là do các hoạt động khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn nước ngầm, tương tự như ở Jakarta và Houston.

{keywords}
Cảnh ngập lụt sau một trận bão càn quét ở Bắc Kinh. Ảnh: Sina

Do không nằm sát biển nên mọi nhu cầu nước sinh hoạt và dành cho sản xuất của Bắc Kinh dựa chủ yếu vào các nguồn nước ngầm. Nước tích tụ dưới các tầng ngậm nước phía dưới bề mặt suốt nhiều năm nhưng việc khai thác không dừng nghỉ với lượng lớn đã làm khô cằn, ép nén đất dẫn tới hiện tượng hạ thấp độ cao hay chìm xuống của bề mặt đất trong khu vực.

Washington (Mỹ)

Washington là một trong những thành phố quan trọng nhất ở Mỹ và thành phố đang chìm dần. Theo một nghiên cứu năm 2015, thủ đô Mỹ sẽ sụt xuống hơn 15cm trong 100 năm nữa.

{keywords}
Ảnh: DW

Song, không giống thủ đô Jakarta của Indonesia, việc Washington bị chìm không liên quan đến các hoạt động khai thác nước ngầm hay mực nước biển dâng mà thực ra là do một tảng băng từ kỷ băng hà cuối cùng.

Tảng băng cao hàng hơn 1,6km đẩy đất phía dưới Vịnh Chesapeake đùn lên trên. Khi tảng băng tan chảy, cách đây hàng ngàn năm, vùng đất bắt đầu từ từ tụt xuống. Các nhà nghiên cứu hiện tin rằng khu vực này đang chìm dần dần, một quá trình có thể kéo dài hàng ngàn năm. Tuy nhiên, việc mực nước biển trong Vịnh Chesapeake cũng đang dâng lên sẽ càng trầm trọng hóa tình hình, đẩy nhanh quá trình chìm xuống của Washington.

Tuấn Anh