Bên cạnh những thành công đã đạt được, cũng có một số dự án quân sự mà Kremlin muốn mọi người lãng quên nó mãi mãi.

Theo Business Insider, dưới đây là một số những dự án quân sự đầy tham vọng của Nga song kết quả lại là những thất bại lớn.

1) Xe tăng Tsar

{keywords}

Xe tăng Tsar có được vị thế gần như hoang đường kể từ khi phương tiện lạ thường này được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1994. Do tính toán sai về trọng lượng, bánh xe sau của chiếc xe 3 bánh này thường bị mắc kẹt. Ngoài ra, do không có lớp bảo vệ xung quanh, người điều khiển xe rất dễ bị trúng hỏa lực.

2) Xe tăng T-80

Tuy nhiên, đó không phải thất bại duy nhất của Nga trong việc chế tạo xe tăng. Chiếc T-80 sản xuất từ thời Liên bang Xô viết ra đời với động cơ tuabin khí vào năm 1976.

{keywords} 

Tuy nhiên, khi được đưa vào sử dụng trong cuộc chiến Chechen lần thứ 1, chiếc xe tăng này đã bị trúng đạn ở phần vỏ sắt và vũ khí chưa dùng tới của nó đã phát nổ. Do hiệu năng hoạt động quá kém nên Bộ Quốc phòng Nga đã hủy mọi đơn đặt hàng liên quan tới xe tăng này.

3) Tên lửa Raduga Kh-22

Tên lửa không đối đất Raduga Kh-22 được thiết kế như một tên lửa chống hạm tầm xa để ngăn chặn các mối đe dọa từ các tàu sân bay và tàu chiến Mỹ.

{keywords} 

Dù không được thiết kế để bắn vào lãnh thổ quốc gia thân thiện song năm 2012, một trong những tên lửa này đã bắn nhầm mục tiêu. Vụ bắn nhầm xảy ra trong một cuộc diễn tập quân sự của Nga, tên lửa đã bắn trúng vùng Atyrau ở tây Kazakhstan khiến Bộ trưởng Quốc phòng Nga thời đó là Sergei Ivanov ngượng ngùng.

4) Chiến đấu cơ Mig1.44

Dự án Mikoyan 1.44 (MiG 1.44) là câu trả lời của Liên Xô đối với việc Mỹ phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ năm vào những năm 1980.

30 năm sau và tình trạng của MiG 1.44 vẫn là một điều gì đó bí ẩn sau khi nó chỉ cất cánh một lần duy nhất vào tháng 2/2000. Nguyên mẫu của chiếc máy bay này đã được đưa vào nhà chứa máy bay ở Viện nghiên cứu bay Gromov vào năm 2013.

5) Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov

Tàu chỉ huy của Nga - chiếc hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov, là chiếc duy nhất loại này được đưa vào sử dụng sau khi một tàu tương tự bị ngừng đóng do Liên Xô sụp đổ.

{keywords} 

Tuy nhiên, không may mắn là tàu sân bay này gặp vô số rắc rối trong suốt những năm qua. Do tàu gặp rắc rối với nhà máy điện, tàu kéo phải thường xuyên tháp tùng tàu sân bay này khi nó được triển khai, đề phòng cần kéo tàu sân bay này về lại cảng.

Năm 2009, đoản mạch đã xảy ra trên tàu và ngọn lửa bùng lên, làm một thủy thủ thiệt mạng. Sau đó, khoảng một tháng sau, trong khi được tiếp nhiên liệu, một vụ tràn dầu lớn lại xảy ra ở ngoài khơi Ireland.

6) Tên lửa đạn đạo R-29RMU Sineva

{keywords}

Ngày 17/2/2004, Tổng thống Vladimir Putin lên tàu Arkhangelsk - tàu ngầm hạng Akula, để giám sát vụ thử nghiệm tên lửa đạn đạo mới. Tuy nhiên, không may là tên lửa R-29RMU Sineva không thể bay lên khỏi tàu ngầm hạt nhân Novomoskovsk và Karelia do một số trục trặc kỹ thuật. Tổng thống Putin ngay sau đó đã yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng tiến hành xem xét lại chương trình tên lửa này.

7) Thất bại của tàu đổ bộ đệm khí

Năm 2013, những người tắm nắng trên bãi biển Baltic của Nga đã được một phen hoảng hồn khi một chiếc tàu đổ bộ đệm khí khổng lồ lao về phía họ. Một phát ngôn viên của hải quân Nga cho hay, đáng lẽ bờ biển phải được dọn quang trước khi diễn tập diễn ra.

8) Hệ thống cảnh báo sớm

Các vệ tinh thuộc chương trình Tundra của Nga, được thiết kế để trở thành hệ thống cảnh báo sớm, có khả năng lần theo các tên lửa đạn đạo, dự kiến được phóng vào năm 2013.

Tuy nhiên, do trục trặc kỹ thuật, kế hoạch phóng bị hoãn nhiều lần, khiến Nga phải dựa vào các vệ tinh lỗi thời hiện có. Tháng 2 vừa qua, hai vệ tinh - chỉ hoạt động vài giờ mỗi ngày, lại hỏng khiến Nga không thể phát hiện các tên lửa từ không gian.

9) Xe tăng T-14 Armata

{keywords}

Chiếc xe tăng T-14 Armata được mệnh danh là xe tăng thế hệ ba đầu tiên thời hậu chiến. Tuy nhiên, nó đã gây thất vọng khi bị hỏng đúng hôm tổng duyệt lễ diễu binh mừng ngày Chiến thắng ở Moscow và được một xe khác kéo đi bằng dây thừng.

  • Hoài Linh