Alexandra Oppmann – một cựu luật sư, bà mẹ của 2 con nhỏ – đã chuyển từ Seattle (Mỹ) tới Cuba được gần 4 năm khi chồng chị trở thành phóng viên thường trú của CNN ở đất nước này. Chị Oppmann đã có những chia sẻ thú vị về trải nghiệm làm cha mẹ ở đây.

{keywords}
Gia đình chị Alexandra Oppmann

Bỉm

Ở nhiều đất nước khác, bạn có thể lướt mạng, ngày hôm sau một bịch bỉm sẽ xuất hiện trước cửa nhà bạn. Ở Cuba, bỉm rất khó mua, chất lượng lại kém và quá đắt so với thu nhập trung bình của người dân ở đây – khoảng 1 đô la/ chiếc. Vì thế, các mẹ thường tái sử dụng chúng bằng cách vứt bỏ bông bẩn bên trong, giặt lại vỏ ngoài, rồi nhét bông sạch vào trong. Nhiều người hỏi tôi tại sao họ không dùng bỉm vải, nhưng loại bỉm vải hiện đại này cũng không được bán ở đây và nó cũng quá đắt ở chợ đen. Thêm một điều nữa là máy giặt ở Cuba rất hiếm.

Người Cuba

{keywords}

Người dân Cuba rất thân thiện. Bạn có thể dễ dàng bắt chuyện với họ ngay cả khi gặp lần đầu tiên. Có lẽ một trong những lý do là người Cuba được giáo dục rất tốt. Chính phủ cung cấp nền giáo dục miễn phí và bắt buộc, tuy nhiên do tình hình kinh tế khó khăn, không khó để bắt gặp một bác sĩ hoặc một kỹ sư đi lái taxi. Những công việc này giúp họ kiếm được nhiều tiền hơn vì được tiếp xúc với khách du lịch nước ngoài.

Một điều rất thú vị nữa là người Cuba rất khó thừa nhận họ không biết một điều gì đó. Tôi luôn rất cẩn thận khi hỏi đường. Thường thì tôi sẽ phải hỏi ít nhất 2 người, vì đôi khi có người chỉ đường sai để không phải nói rằng họ không biết.

Dịch vụ y tế

Hệ thống y tế ở đây thực sự tuyệt vời đối với một đất nước nghèo. Phòng khám ở khắp mọi nơi và bạn có thể được thăm khám bất cứ bệnh gì mà không mất tiền, từ một vết xước nhỏ cho tới bệnh tim.

Tuy nhiên, nếu như dịch vụ miễn phí có vẻ là một thứ lý tưởng với nhiều người nước ngoài thì bạn cũng có thể cảm thấy không được thoải mái cho lắm với công nghệ ở đây nếu bạn đã quen với dịch vụ y tế của Mỹ.

Theo kinh nghiệm của tôi thì đôi khi các bệnh viện thiếu thốn những trang thiết bị cơ bản nhất. Nếu bạn cần thử nước tiểu, bạn sẽ được yêu cầu đun sôi một cái lọ ở nhà. Lần đầu tiên một người bạn của tôi nghe chuyện này, cô ấy đã hỏi: “Tôi nên dùng lọ muối dưa hay lọ dầu oliu!?” Một lần, con trai Nicolas của tôi bị hen suyễn, tôi đưa thằng bé tới bệnh viện. Họ không có máy phun khí dung mà chỉ đơn giản là đặt một cái ống thủy tinh vào miệng thằng bé.

Hiếm trẻ con

{keywords}

Hàng chục năm nay, Cuba có tỷ lệ sinh cực thấp so với hầu hết các quốc gia khác. Đây là một vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều yếu tố kinh tế và xã hội, tuy nhiên kết quả là trẻ con ở đây được thần tượng hóa. Những người bạn Cuba của chúng tôi thỉnh thoảng hay bảo chúng tôi phải đeo bùa cho bọn trẻ. Lá bùa này được làm bằng những mảnh kim loại của máy bay phản lực và bằng vàng và gắn lên quần áo của trẻ.

Chuyện ăn uống của trẻ con

{keywords}

Phụ nữ ở Cuba được khuyến khích cho con bú. Nhưng so với ở Mỹ, cho con bú ở đây giống như một thứ gì đó hơn cả sự cần thiết, chứ không phải là một sự lựa chọn. Ở đây cũng chẳng có sữa công thức, với cái giá phải chăng thì lại càng khó. Tôi cảm thấy cho con bú là một thời kỳ khó khăn với các bà mẹ. Các bác sĩ ở đây cũng rất thường xuyên khuyên các bà mẹ cho con ăn rau củ xay nhuyễn ngoài bú sữa mẹ để trẻ tăng cân tốt. Điều này khiến tôi rất ngạc nhiên.

Thực phẩm

{keywords}

Người Cuba có thói quen bỏ bữa sáng. Họ chỉ thưởng thức một cốc cà phê, giữa buổi họ ăn vặt bằng bánh rán hoặc bánh mì và pho mát.

{keywords}

{keywords}

Ăn theo mùa là một thực tế không thể khác ở đây, bởi vì rau củ quả thường không được nhập khẩu. Bạn sẽ được ăn những quả xoài ngon nhất vào mùa xoài nhưng khi đã hết mùa, bạn sẽ không tìm thấy quả xoài nào. Nhìn chung, rau không phải là món chính trong thực đơn của người Cuba. Hiếm khi thấy phụ huynh nước này thúc giục con ăn rau củ.

Đi ăn tiệm

Các món ăn được chế biến ở nhà thường rất đơn giản do thiếu các loại gia vị. Nhưng gần đây, các món ăn phức tạp hơn đã xuất hiện ở những nhà hàng tư nhân. Chúng tôi rất thích đưa bọn trẻ đi ăn cá ngừ tươi, bạch tuộc và các món chế biến từ thịt lợn rất tuyệt vời ở những nhà hàng này.

Cách đây 17 năm, có rất ít các nhà hàng tư nhân và theo luật họ chỉ được phép có 12 chỗ ngồi, giống như bạn đang ngồi ăn ở phòng khách của ai đó. Bây giờ, những nhà hàng này đã nhiều hơn và trông giống nhà hàng hơn. Nhà hàng mà chúng tôi ăn cách đây 17 năm bây giờ đã có hơn 50 chỗ ngồi và có quán bar trên tầng thượng.

Thích đường

{keywords}

Người Cuba coi đường như một nhóm thực phẩm riêng. Cuba là nước xuất khẩu đường lớn nhất thế giới. Người dân rất thích đồ ngọt. Thực tế thì trên truyền hình Cuba, các chuyên gia y tế thường nói về đường như một nguồn dinh dưỡng tốt. Hình ảnh những đứa trẻ ăn thực phẩm nhiều đường và uống nước ngọt rất phổ biến ở đây.

An toàn

{keywords}

Nếu bạn phạm tội ở Cuba thì khả năng rất cao là bạn sẽ bị bắt. Có rất ít người có súng nên ở đây khá an toàn. Hàng xóm của chúng tôi đều biết tên bọn trẻ và chúng tôi trò chuyện với nhau khi gặp nhau ngoài đường. Đây là một nơi tuyệt vời để trẻ con lớn lên. Tất cả trẻ con – kể cả con chúng tôi – đều có thể vui chơi bên ngoài mà không cần người lớn coi chừng quá kỹ.

Vui chơi

Gần đây tôi thấy bọn trẻ mê mẩn trò trượt patin. Những xu hướng ở đây thường đi sau các nước khác trên thế giới, nên không có gì ngạc nhiên khi “mốt” từ những năm 90 của Mỹ lại đang xuất hiện ở Cuba.

Rất ít trẻ em Cuba tiếp xúc với Internet. Nhiều đứa trẻ không biết Internet là gì và chưa bao giờ nhìn thấy một chiếc iPad hay iPhone. Vì thế, cách vui chơi của chúng cũng rất khác. Tôi thường thấy đám trẻ chơi chung một chiếc xe hơi đồ chơi, một con búp bê hoặc một quả bóng. Những trò chơi rất đơn giản nhưng chắc chắn là không hề kém vui.

Xe đẩy em bé

Cuba không có văn hóa dùng các vật dụng dành riêng cho em bé như ở Mỹ. Các mẹ thường dùng xe đẩy hoặc cũi cũ được người thân, bạn bè cho. Loại xe đẩy có ô che rẻ nhất ở các cửa hàng khoảng 80 đô la – một số tiền rất lớn so với thu nhập người dân. Nhưng người Cuba rất khéo léo. Tôi thấy những bà mẹ cõng con bằng những chiếc địu tự làm.

Những ngày lễ

{keywords}

Cuba không coi trọng Lễ Giáng sinh cho lắm, tuy nhiên các ngày lễ khác diễn ra khá long trọng. Năm mới họ dọn dẹp nhà cửa, té nước ra đường để ném đi những điều xấu.

Vào Ngày của Mẹ, những người lạ trên đường chúc tụng nhau suốt cả ngày hôm đó như thể bạn vừa nhận giải Oscar. Thật vui và dễ thương. Bạn bè, trong đó có đồng nghiệp của Patrick chồng tôi sẽ nhắn tin chúc mừng tôi và gửi cả quà nữa. Điện thoại của tôi thì liên tục nhận được cuộc gọi chúc mừng.

  • Nguyễn Thảo (Theo Cupofjo)