Nhiệm vụ của cha mẹ là dạy trẻ kiểm soát bản thân và những hành động của chính mình, chịu trách nhiệm về chính mình và những hành động của mình.

Ngày nay các ông bố bà mẹ bị ảnh hưởng nhiều bởi khái niệm tôn trọng quyền của trẻ đến mức họ đả kích 100% cách giáo dục xa xưa "Thương cho roi cho vọt" của ông bà. Thế nhưng sự coi trọng tinh thần dân chủ quá mức sẽ khiến họ quên mất tầm quan trọng của các lệnh cấm, sự giới hạn đối với những nhu cầu không cần thiết của con trẻ. Làm sao để nói "không" với trẻ mà không gây áp lực cho nhân cách của trẻ, đó là một điều không đơn giản và dễ dàng.

Lợi ích của những điều cấm kỵ

Nhiệm vụ của cha mẹ là dạy trẻ kiểm soát bản thân và những hành động của chính mình, chịu trách nhiệm về chính mình và những hành động của mình. Một đứa trẻ 15 tháng tuổi chưa thể tự quyết định được điều gì, và chúng tự biết điều đó. Chúng chỉ muốn có quyền phản đối và thể hiện ý kiến của mình về những quyết định mà người lớn làm giùm nó.

{keywords} 

Đứa trẻ cần phải có được khả năng nói ra sự phản đối của mình. Thế nhưng nó làm sao có thể thể hiện điều đó nếu những quy tắc có thể phản đối đó hình như lại không hề tồn tại? Không thể nào tranh cãi với một khoảng trống: và khi đó thì đứa trẻ phài làm gì?

Trẻ con không biết cách ứng xử với thế giới chung quanh. Nếu bạn cho chúng khả năng tự quyết định một vấn đề nào đó, bạn sẽ khiến nó lo lắng. Nó không hiểu vì sao bố mẹ nó - những người lớn - lại không cho nó những chỉ dẫn?

Và từ đó đứa trẻ sẽ luôn cảm thấy hoang mang, mất phương hướng.

Vì sao bố mẹ cảm thấy khó khăn với việc nói "không": 3 nguyên nhân.

Tất cả các bậc cha mẹ đều hiểu rằng cần phải nghiêm khắc với con trẻ, thế nhưng đôi khi họ không thể làm điều đó. Có 3 nguyên nhân của việc cha mẹ không thể nào cứng rắn với con cái.

- Trẻ con thường có vẻ mặt hết sức ngây thơ, vô tội, ngay cả khi chúng mắc lỗi. Làm sao có thể tức giận với chúng?

- Các bậc cha mẹ thường nhớ về tuổi thơ của chính mình. Họ cũng từng đau khổ vì sự nghiêm khắc của bố mẹ. Và vì thế mà họ cho phép con trẻ có nhiều tự do hơn như để bù đắp lại những thiếu thốn của chính mình thời thơ ấu.

- Cha mẹ đôi khi không đủ thời gian để giải thích hay lập nên những trật tự và nguyên tắc. Họ nghĩ rằng họ có quá ít thời gian để ở bên con cái, thế mà còn phải la rầy, giận dữ để làm gì. Tốt nhất là để cho cả mình và con được thoải mái.

Sự nghiêm khắc của bạn sẽ giúp con bạn tự tin vào chính mình

Những yêu cầu thông minh và cần thiết cùng với thái độ nghiêm khắc, cương quyết của cha mẹ sẽ mang đến cho trẻ sự tự tin, giúp bé tôi luyện trong chính bản thân mình một cá tính mạnh mẽ. Cha mẹ luôn cần phải quan tâm và yêu thương nhưng cũng cần phải giữ cho trẻ biết những giới hạn cho phép.

{keywords} 

"Cha mẹ mạnh mẽ hơn mình – trẻ nghĩ – như thế có nghĩa là cha mẹ mạnh hơn cả thế giới và có nghĩa là họ có thể bảo vệ và chăm sóc mình. Họ biết cần đi đâu, và mình chỉ cần đi theo họ trên con đường chinh phục thế giới này. Cha mẹ sẽ bảo vệ mình khỏi mọi nguy hiểm".

Nếu cha mẹ không bắt trẻ nghe lời, trẻ chắc chắn sẽ có cảm giác bất an. Nếu khi con trẻ chống lại lệnh của cha mẹ và cha mẹ đầu hàng bé, trẻ dần dần sẽ ngày càng thấy khó khăn hơn với việc hòa nhập và chấp nhận được những nguyên tắc của trường học và xã hội.

.... Đôi khi bạn mệt mỏi quá

Thật ra việc thể hiện quyền làm cha mẹ và bắt trẻ phải vâng lời có khi rất mệt mỏi. Đôi khi trẻ học cách cư xử đúng cũng vì nỗi sợ hãi bị trừng phạt nhiều hơn là vì sự đúng đắn của mệnh lệnh. Làm sao có thể giữ bình tĩnh khi bạn đã quá mệt mỏi sau một ngày làm việc? Ai cũng chỉ muốn một buổi chiều bình yên, thế mà đứa trẻ đáng ghét này là không chịu ăn, khóc lóc và làm bạn căng thẳng.

Thế nhưng điều đó sẽ không còn là vấn đề với những bậc phụ huynh khi hiểu được rằng chỉ duy nhất một từ "không" được con trẻ tiếp nhận đúng đắn sẽ mở ra cánh cửa tới với rất nhiều từ "được" sau đó.

Cẩn trọng và tùy tình huống

Một từ "không" cứng rắn sẽ mang đến cho trẻ sự tự tin – thế nhưng một từ "không" thừa sẽ khiến trẻ thành người tiêu cực. Không nên lúc nào cũng từ chối mọi nhu cầu của trẻ và buộc nó phải vâng lời ngay lập tức.

{keywords} 

Những cấm đoán tuyệt đối cần phải hết sức hạn chế và hiểu biết. Những từ chối phải hết sức logic, thể hiện sự tôn trọng trẻ, phù hợp với lứa tuổi và dễ hiểu với trẻ. Nếu trẻ không hiểu thì làm sao tuân theo?

Trẻ hoàn toàn không mong chờ bạn là mhững ông bố và bà mẹ lý tưởng. Thế nhưng bạn cần phải hiểu trẻ bởi chúng chưa đủ khả năng thể hiện những quan điểm của mình.

Hãy lưu ý rằng những nhu cầu sâu xa của trẻ thường mâu thuẫn với những mong muốn trẻ thể hiện ra vào chính lúc đó.

Trẻ tuyên bố: "Con muốn cái xe đó" – thế nhưng trẻ sẽ hoàn toàn hài lòng với một câu trả lời như: "Mẹ biết rồi, nó đẹp thật. Đúng là nó giống hệt cái xe hay chạy qua cửa nhà mình. Nhưng con hãy chờ đợi nó cho đến ngày sinh nhật của con nhé". Đó là cách bạn thể hiện cho trẻ biết rằng bạn lắng nghe trẻ, bạn thảo luận với trẻ về nhu cầu của tre và bạn yêu trẻ, quan tâm đến trẻ. Trẻ cần nhất là điều đó!

(Theo Song Hà/Phunuonline)