{keywords}
Địa điểm phát lương thực, thực phẩm miễn phí cho những người có hoàn cảnh khó khăn do dịch Covid-19 tại số 6 phố Phan Kế Bính (Ba Đình - Hà Nội) là 1 trong 10 điểm do một nhóm doanh nhân ở Hà Nội quyên góp và thực hiện đã 2 tuần nay.
{keywords}
Cả 10 điểm phát lương thực, thực phẩm đều có in quy định phòng chống dịch bệnh lây lan.
{keywords}
Để đỡ phải đứng lâu gây mỏi mệt, người dân dùng đồ vật mang theo đặt vào giữa những vòng tròn cách nhau 2m đã được kẻ sẵn, còn người thì ngồi bên đợi đến lượt nhận lương thực, thực phẩm.
{keywords}
Số chai nhựa nhặt được trên đường ra nhận thực phẩm miễn phí của một người phụ nữ làm nghề nhặt ve chai được sử dụng để xếp hàng.
{keywords}
Những chiếc nón dùng làm vật thay thế người xếp hàng gợi nhớ kiểu xếp hàng mua lương thực, thực phẩm, rau quả mậu dịch thời bao cấp.
{keywords}
Không cần dùng đồ vật thế chỗ, cụ bà này mang theo chiếc ghế nhựa ngồi đợi đến lượt nhận hỗ trợ.
{keywords}
Những viên gạch làm vật thế cho người xếp hàng được dùng khá nhiều thời bao cấp.
{keywords}
Những chiếc dép được dùng thay thế ở chỗ xếp hàng.
{keywords}
Chị Chắt, quê ở Nam Định làm nghề ve chai hiện thuê trọ cùng chồng ở phố Văn Cao. Mỗi ngày chị đều ra nhận chút lương thực, thực phẩm tại địa điểm này. Chị cho biết, do lo sợ dịch bệnh Covid-19 và phải thực hiện giãn cách xã hội nên gần 2 tháng nay cả 2 vợ chồng chỉ quanh quẩn ở nhà trọ, sống nhờ vào lương thực, thực phẩm miễn phí của người hảo tâm.
{keywords}
Đã quen thuộc nên khi bà Vũ Thị Trà, quê ở Phù Cừ, Hưng Yên vừa rà chiếc xe đạp đến vỉa hè, một tình nguyện viên đã mang phần quà đưa tận tay bà Trà. Bà Trà, 60 tuổi đã nhiều năm nay làm công việc dọn nhà theo giờ ở Hà Nội, từ khi thực hiện giãn cách xã hội, bà nghỉ ở nhà trọ nên từ lúc đó bà sống nhờ vào tấm lòng của những người hảo tâm.
{keywords}
Mỗi phần quà được gói riêng đủ cho một người ăn trong 1 ngày và nhóm cũng khuyến cáo mỗi người chỉ nên lấy 1 lần, mỗi ngày. Chị Ngọc Anh, người đảm nhận việc phát đồ ăn cho biết tại điểm số 6 Phan Kế Bính mỗi ngày phát 600 phần quà.
{keywords}
Quê ở Xuân Trường, Nam Định, cô Hòa làm nghề lao động tự do, từ khi có dịch Covid-19, cô hoàn toàn thất nghiệp. Vừa nhận xong khẩu phần ăn cho 1 ngày, cô cho biết, cô và các phụ nữ ở cùng nhà trọ hiện sống nhờ hoàn toàn vào những điểm phát lương thực, thực phẩm miễn phí như thế này.
{keywords}
Hàng ngày, rất nhiều mảnh đời vượt qua khó khăn do dịch bệnh nhờ vào những tấm lòng hảo tâm thế này.
{keywords}
Bất kể ai, làm nghề gì nếu gặp khó khăn đều được nhận một phần quà từ những tấm lòng từ thiện.
{keywords}
Ông Nam, quê ở Giao Thủy, Nam Định đầu giờ chiều nào cũng đến nhận một phần đồ ăn miễn phí.
{keywords}
Ông Nam đi nhận phần thực phẩm bằng chiếc xe đạp vẫn thường dùng làm nghề ve chai của mình.

 

{keywords}

 

{keywords}
Đang làm công việc phân phát lương thực, thực phẩm cho người có hoàn cảnh khó khăn, bất ngờ 1 người đàn ông không cho biết danh tính đi vào gửi chị Phạm Ngọc Anh phần đóng góp 1 triệu đồng và yêu cầu không chụp ảnh. Chị Ngọc Anh là người kinh doanh và người phụ trách chính điểm phát quà số 6 Phan Kế Bính cho biết, khá nhiều người đến đây đóng góp tiền, gạo, thực phẩm để cùng chung tay giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.

 

Báo VietNamNet làm cầu nối, tiếp nhận mọi ủng hộ của Quý doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức… có mong muốn chung tay, góp sức cùng đất nước phòng chống dịch Covid-19. Mọi đóng góp xin gửi về:

CHUYỂN KHOẢN VỚI NỘI DUNG
“Ủng hộ MS 2020.Covid19”
- Tại Việt Nam: Tài khoản Báo VietNamNet – STK: 0011002643148 - Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam.
- Từ nước ngoài: Bank account VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - SWIFT code: BFTVVNV X

CHUYỂN TIỀN TỪ NƯỚC NGOÀI
“Ủng hộ MS 2020.Covid19”
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
Swift code: ICBVVNVX126
Hotline báo VietNamNet 0923 457 788


Phát quà mùa dịch: Người nhận đã vui, người cho còn vui hơn

Phát quà mùa dịch: Người nhận đã vui, người cho còn vui hơn

 Dưới bóng cây râm mát, hàng chục người yên lặng ngồi chờ. Vì là đang mùa dịch, họ ngồi cách xa nhau, mang khẩu trang, không một lời trò chuyện...

Lê Anh Dũng