Ngày 11/11 tại Hà Nội, Vụ Thi đua Khen thưởng (bộ VHTTDL) đã tổ chức hội thảo Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định số 89/2014/NĐ-CP ngày 29/9/2014 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT. Rất nhiều lãnh đạo đến từ các đơn vị nghệ thuật đã tham gia hội thảo và có những đóng góp thiết thực để hoàn thiện hơn nữa Nghị định.

Có cần hội đồng xét duyệt?

{keywords}
Từ năm 2015 đến nay, Bộ VHTTDL đã triển khai thực hiện Nghị định, tổ chức được 2 đợt xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT.

Từ năm 2015 đến nay, Bộ VHTTDL đã triển khai thực hiện Nghị định, tổ chức được 2 đợt xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT. Trong đợt xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 8 năm 2015, Chủ tịch nước đã có quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu NSND cho 102 NSƯT và danh hiệu NSƯT cho 379 nghệ sĩ. Trong đợt xét tặng lần thứ 9 năm 2018, Chủ tịch nước đã có Quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu NSND cho 84 NSƯT và danh hiệu NSƯT cho 307 nghệ sĩ.

Việc trao tặng danh hiệu vinh dự cao quý của Nhà nước cho các nghệ sĩ đã góp phần động viên, khích lệ các văn nghệ sĩ cống hiến cho nền văn học, nghệ thuật nước nhà, say mê sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật. NSND, NSƯT là những danh hiệu cao quý đối với nghệ sĩ, thế nhưng, trong mỗi mùa xét tặng lại luôn xảy ra ồn ào, tranh cãi.

Sau 5 năm thực hiện, Nghị định 89/2014/NĐ-CP có một số điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế. Vì vậy, Bộ VHTTDL tổ chức Hội nghị này để trên cơ sở đó có những đề xuất, giải pháp, kiến nghị với Chính phủ cho phép sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2014/NĐ-CP.

{keywords}
NSND Lê Tiến Thọ: 'Quá nhiều huy chương, giá trị danh hiệu ngày càng hạ xuống'.

NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cho hay: "Trong tiêu chí xét NSND, NSƯT, bao giờ cũng có 4 tiêu chí để đánh giá, đủ huy chương là đủ điều kiện, tại sao còn có Hội đồng xét duyệt? Những người đủ điều kiện rồi, không vi phạm gì, được bạn nghề yêu quý, vì lẽ gì người ta không được danh hiệu NSND? Thành phần Hội đồng có đủ khả năng, tư cách, trình độ để đánh giá hay không?

Trong đợt xét duyệt vừa rồi có nhiều nghệ sĩ trẻ, tài năng họ đã phấn đấu trong các kỳ hội diễn được 3-4 huy chương. Trong đó có nghệ sĩ được 3 HCV vẫn bị hội đồng bỏ phiếu là không đồng ý. Vậy lý do gì để chúng ta trả lời, tại sao họ không được danh hiệu. Hoặc thậm chí lcó người cứ bị trượt triền miên vì hội đồng. Lần trước chúng tôi ủng hộ có người bảo cô ấy trẻ quá để lần sau. Lần sau cô ấy thêm 1 HCV nữa thì lại có người cũng không bỏ phiếu. Đó là những điểm chúng tôi thấy bất cập trong quá trình làm việc của các hội đồng. Hội đồng chỉ nên xét những trường hợp đặc thù, đặc biệt… không nên xét những trường hợp người ta đã đủ huy chương. 

Vậy Nghị định với Hội đồng ai mạnh hơn. Có hay không việc có người trong hội đồng thù ghét cá nhân không bỏ phiếu, thế là cả cuộc đười ng ta không có danh hiệu?".

"Việc quy đổi % của huy chương, giải thưởng hiện nay cũng khá máy móc… Nếu cứ lấy huy chương ra làm tiêu chí thì rất nhiều cuộc liên hoan, cuộc thi, nghệ sĩ sẽ bằng mọi cách để có huy chương, quá nhiều huy chương tạo ra giá trị các danh hiệu này càng ngày càng hạ xuống.

Giải thưởng trong nước còn thẩm định được, nhưng những giải thưởng quốc tế cần phải xem xét lại. Có NSƯT chỉ cần hai huy chương vàng là lên NSND đối với những vai chính rất dễ, là xong. Tiết mục về đóng gói mà không ai biết NSND mặt mũi như thế nào. Vì vậy, giá trị của danh hiệu đang có những vấn đề cần xem lại cho hợp lý hơn" - NSND Lê Tiến Thọ cho biết.

NSND Lê Tiến Thọ cũng cho rằng, danh hiệu NSND, NSƯT trước kia vô cùng cao quý, nhưng nay cứ tính kiểu cộng dồn nhiều phần trăm huy chương bạc thành vàng làm giảm giá trị của danh hiệu.

NSND Thanh Hoa - Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (APPA) chia sẻ việc đồng tình với NSND Lê Tiến Thọ về cách tính huy chương: "Việc xét duyệt danh hiệu nghệ sĩ hiện nay còn có nhiều bất cập như việc xét đổi huy chương, không thể xét hai huy chương bạc cộng thành 1 huy chương vàng được. Nếu nghĩ danh xưng nghệ sĩ là một niềm tự hào thì phải cố gắng. Nếu chưa đủ tiêu chuẩn thì là nghệ sĩ có văn hóa phải thấy xấu hổ.

Càng ngày, tôi càng thấy việc chạy huy chương vàng để lên NSND lộ lắm. Vì nhiều người còn chạy theo thành tích. Nhiều người được huy chương vàng trong các cuộc biểu diễn chuyên nghiệp nhưng công chúng chẳng biết là ai. Thương hiệu NSND càng ngày càng xuống cấp vì vậy rất cần những quy định, tiêu chí cụ thể để ai được danh hiệu gì cũng đáng trân trọng".

{keywords}
 Trong đợt xét tặng lần thứ 9 năm 2018, Chủ tịch nước đã có Quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu NSND cho 84 NSƯT và danh hiệu NSƯT cho 307 nghệ sĩ.


Đã là NSND là phải xuất chúng

Nhạc sĩ Đức Trịnh, Phó chủ tịch thường trực Hội nhạc sĩ Việt Nam cho rằng, đã đạt danh hiệu NSƯT, NSND là phải xuất chúng, đã có giải là phải 'vàng ròng' chứ không nên cộng dồn. "Hoặc, thà là không có huy chương nhưng được cơ sở đề nghị ông này, bà kia xuất chúng thì sẽ được nhận danh hiệu cao quý. Có những người suốt đời đánh nhạc cụ trong dàn nhạc, 10 năm ngồi cộng huy chương thì đạt NSƯT, 5 năm tiếp cộng huy chương thành NSND, cả đời không chơi nổi solo bao giờ, chả ai biết là ai, thế thì như thế nào?", nhạc sĩ Đức Trịnh nêu quan điểm.

NSND Nguyễn Quang Vinh - Cục trưởng cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ VHTTDL) cũng chia sẻ: "Việc quy đổi góp nhặt huy chương, giải thưởng có gì đó không công bằng. Danh hiệu dành cho cá nhân, vì thế thành tích phải xuất chúng, góp nhặt thì không thể là đích thực được. Có một thực tế là nhiều người được danh hiệu NSND nhưng việc ảnh hưởng đến quần chúng là rất mờ nhạt, nhân dân không biết nghệ sĩ ấy là ai. Nếu cứ đủ huy chương là xét, và 90% nghệ sĩ được xét duyệt là tỷ lệ khá cao, khiến cho họ nghĩ, việc trao giải này là dễ dãi".

Tình Lê

Vượng ‘Râu’ kể chuyện đời nghệ sĩ sau cánh màn nhung

Vượng ‘Râu’ kể chuyện đời nghệ sĩ sau cánh màn nhung

Có những góc khuất của đời nghệ sĩ sau cánh màn nhung mà nhiều người hâm mộ tò mò muốn biết, Vượng "Râu" sẽ kể câu chuyện đó bằng âm nhạc và kịch.