Triển khai xây dựng huyện nông thôn mới, Čư M'gar luôn xác định chuyển đổi số là chìa khóa để phát triển ngành nông nghiệp, giúp bà con nông dân nâng cao năng suất, tăng giá trị sản phẩm.
Huyện Čư M'gar có hơn 67.200 ha đất sản xuất nông nghiệp. Triển khai xây dựng huyện nông thôn mới, Čư M'gar luôn xác định chuyển đổi số là chìa khóa để phát triển ngành nông nghiệp, giúp bà con nông dân nâng cao năng suất, tăng giá trị sản phẩm.
Hiện nay lĩnh vực chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp đã không còn xa lạ với bà con nông dân trên địa bàn huyện. Từ quy trình sản xuất, nuôi trồng, truy xuất nguồn gốc và cả khâu bán hàng đều được bà con nông dân ứng dụng công nghệ số. Qua đó không những thay đổi phương thức sản xuất, cách làm cũ lạc hậu, kém hiệu quả mà còn góp phần nâng cao giá trị nông sản, từng bước hình thành nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, có sức cạnh tranh và phát triển bền vững trên thị trường.
Bởi vậy, thời gian qua, huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ bà con nông dân ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ nâng cao kiến thức về chuyển đổi số, xây dựng mã số vùng trồng, thay đổi tư duy sản xuất truyền thống của bà con nông dân sang nền nông nghiệp minh bạch, trách nhiệm với cộng đồng. Thông qua ứng dụng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm ra thị trường.
Đến nay ở huyện Čư M'gar đã và đang hình thành các chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn, kết nối tiêu thụ nông sản trong hoạt động chuyển đổi số, qua đó đã tạo thuận lợi, minh bạch thông tin, giảm chi phí trung gian, nâng cao giá trị sản xuất. Từ việc tạo mối liên kết, hợp tác chặt chẽ nhiều chiều giữa cơ quan quản lý với doanh nghiệp và bà con nông dân, đã khắc phục những điểm nghẽn của nền sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, từ đó tạo ra các sản phẩm bảo đảm chất lượng, an toàn, trách nhiệm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Việc chủ động ứng dụng công nghệ số trong quản lý, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã giúp cho ngành nông nghiệp ở huyện Čư M'gar dần chuyển từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại ngày một hiệu quả và bền vững hơn.
Tuy nhiên hiện nay một số tổ chức, cá nhân chưa quen với việc ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số, trình độ sử dụng, ứng dụng công nghệ số trong hoạt động sản xuất nông nghiệp còn hạn chế, nhất là ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Để thích ứng với chuyển đổi số, hiện nay chính quyền địa phương từ huyện đến cơ sở tiếp tục chủ động đẩy mạnh công tác tư vấn, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ, thông tin truyền thông sự cần thiết cũng như vai trò, lợi ích của ứng dụng công nghệ số trong quản lý điều hành, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt là tăng cường đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ, năng lực tiếp cận để đưa công nghệ số vào sản xuất, góp phần xây dựng nền nông nghiệp hiện đại và bền vững.
Čư M'gar xác định đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm tăng cường hiệu quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, từng bước hướng tới NTM thông minh trên địa bàn huyện. Trên tinh thần đó, huyện đặt ra các mục tiêu cụ thể như sau:
Phát triển chính quyền số trong xây dựng NTM
+ Chương trình MTQG xây dựng NTM được tổ chức đồng bộ, thống nhất trên nền tảng công nghệ số, 100% hồ sơ công việc cấp huyện, cấp xã được xử lý trên môi trường mạng.
+ 100% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM;
+ 100% số xã đạt chuẩn chỉ tiêu 8.4 của Tiêu chí số 8 về Thông tin và Truyền thông, chỉ tiêu số 15.2 của Tiêu chí số 15 về Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao.
+ Huyện đạt chuẩn tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM; chỉ tiêu 6.5 của Tiêu chí số 6 về Kinh tế, chỉ tiêu 9.2 của Tiêu chí số 9 về An ninh trật tự - Hành chính công theo Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao.
+ Phấn đấu 100% cán bộ quản lý các cấp tham gia thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM được tập huấn, nâng cao năng lực về chuyển đổi số. - Phát triển kinh tế số, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn: 100% số xã có các HTX; huyện có các mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực và 50% các mô hình liên kết gắn với vùng nguyên liệu có ứng dụng công nghệ số.
Xã hội số trong xây dựng NTM:
Có 100% số xã cung cấp ít nhất một dịch vụ thiết yếu (y tế, giáo dục, giám sát cộng đồng, an ninh trật tự, môi trường, văn hóa) và tổ chức lấy ý kiến phản hồi về sự hài lòng của người dân/cộng đồng về kết quả xây dựng NTM thông qua ứng dụng trực tuyến.