- Trong số 15 thẩm phán Tòa án NDTC vừa được QH phê chuẩn có ĐBQH Đào Thị Xuân Lan, ủy viên UB Tư pháp và Đại sứ VN tại Đức Nguyễn Thị Hoàng Anh.
Đây là lần đầu tiên QH phê chuẩn chức danh thẩm phán Tòa án NDTC.
ĐB Đào Thị Xuân Lan. Ảnh: Minh Thăng |
15 thẩm phán Tòa án NDTC vừa được phê chuẩn gồm:
1. Ông Bùi Ngọc Hòa, sinh năm 1955, ủy viên Ban cán sự, Bí thư Đảng ủy,
Phó chánh án thường trực Tòa án NDTC.
2. Ông Nguyễn Sơn, sinh năm 1957, Phó bí thư Ban cán sự đảng, Phó chánh án
Tòa án NDTC, ĐBQH khóa 13.
3. Ông Tống Anh Hào, sinh năm 1956, ủy viên Ban cán sự đảng, Phó bí thư
Đảng ủy, Phó chánh án Tòa án NDTC.
4. Ông Nguyễn Văn Thuân, sinh năm 1958, ủy viên Ban cán sự đảng, Phó chánh
án Tòa án NDTC.
5. Ông Nguyễn Văn Hạnh, sinh ngày 6/1/1959, Thiếu tướng, Ủy viên Ban cán sự đảng,
Phó Chánh án TANDTC, Chánh án Tòa án quân sự trung ương.
6. Bà Nguyễn Thúy Hiền, sinh năm 1960, ủy viên Ban cán sự đảng, Thứ trưởng
Bộ Tư pháp.
7. Bà Đào Thị Xuân Lan, sinh năm 1961, ủy viên thường trực UB Tư pháp
QH, ĐBQH khóa 13.
8. Bà Nguyễn Thị Hoàng Anh, sinh năm 1960, Đại sứ VN tại Đức.
9. Ông Nguyễn Trí Tuệ, sinh năm 1963, thẩm phán trung cấp, ủy viên Ban cán
sự đảng, Chánh văn phòng Ban cán sự, Vụ trưởng Vụ tổ chức - Cán bộ Tòa án NDTC kiêm
trưởng khoa Đào tạo thẩm phán Trường cán bộ tòa án.
10. Bà Lương Ngọc Trâm, sinh năm 1966, thẩm phán Tòa án NDTC, Chánh tòa Tòa
hình sự Tòa án NDTC.
11. Ông Lê Văn Minh, sinh năm 1964, thẩm phán Tòa án NDTC, Viện trưởng Viện
Khoa học xét xử.
12. Ông Nguyễn Văn Du, sinh năm 1963, thẩm phán TANDTC, Chánh tòa Tòa phúc
thẩm Tòa án NDTC tại Hà Nội, thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án NDTC.
13. Ông Chu Xuân Minh, sinh năm 1956, thẩm phán Tòa án NDTC, Hiệu trưởng Trường
cán bộ tòa án, thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án NDTC.
14. Ông Đặng Xuân Đào, sinh năm 1955, thẩm phán Tòa án NDTC, Chánh tòa Tòa Kinh
tế Tòa án NDTC, thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án NDTC.
15. Ông Trần Văn Cò, sinh năm 1958, thẩm phán Tòa án NDTC, Chánh tòa phúc thẩm Tòa án NDTC tại TP.HCM, thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án NDTC.
Báo cáo thẩm tra danh sách các ứng viên vào chức danh thẩm phán TANDTC, Chủ
nhiệm UB Tư pháp QH Nguyễn Văn Hiện cho biết, với các nhân sự không là thành viên Hội đồng thẩm phán Tòa án NDTC (gồm bà
Lương Ngọc Trâm, ông Nguyễn Trí Tuệ và ông Lê Văn Minh), UB Tư pháp lưu ý, do
các ông bà này chưa là thành viên Hội đồng nên yêu cầu các nhân
sự này phải nỗ lực, cố gắng trong quá trình công tác thì mới đáp ứng được nhu
cầu công việc thẩm phán Tòa án NDTC theo quy định tại luật Tổ chức TAND 2014.
Trong số 3 người không công tác trong TAND có bà Nguyễn Thuý Hiền - Thứ trưởng
Bộ Tư pháp. Qua thẩm tra, UB Tư pháp cho rằng, bà Hiền tuy không
làm việc tại toà án nhưng có gần 31 năm công tác tại Bộ Tư pháp, được đánh giá
là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực tư pháp...
Đồng thời, bà Hiền có năng lực xét xử vụ án và giải
quyết những việc thuộc thẩm quyền Tòa án NDTC nên đa số ý kiến tại UB Tư pháp tán thành bổ nhiệm bà vào chức vụ thẩm phán Tòa án NDTC.
Rất cần thẩm phán xử các tranh chấp quốc tế
Theo báo cáo kết quả tổng hợp thảo luận ở đoàn trước khi biểu quyết, có một số ý kiến cho rằng có nhân sự chưa qua công tác xét xử nên chưa đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm thẩm phán TAND Tối cao.
Chánh án Tòa án NDTC Trương Hòa Bình. Ảnh: Minh Quang |
Chánh án Tòa án NDTC Trương Hòa Bình cho hay, những người này đều được đào tạo cơ bản, có trình độ tiến sỹ luật học trong nước và quốc tế, am hiểu lĩnh vực pháp luật, chính trị, ngoại giao… và đã giữ các chức vụ quan trọng. Vì vậy, đây là những người bảo đảm các điều kiện, có năng lực xét xử và giải quyết các vụ việc khác thuộc thẩm quyền của thẩm phán Tòa án NDTC.
Ông cũng nêu thực tế những năm qua Hội đồng Thẩm phán Tòa án NDTC mới chỉ tập trung vào công tác xét xử. Việc xây dựng pháp luật và hướng dẫn áp dụng còn hạn chế, nhất là những vấn đề liên quan đến giải quyết các vụ việc tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
“Vì thế rất cần các chuyên gia đầu ngành về pháp luật, đặc biệt trong thời kì hội nhập quốc tế sâu rộng càng cần có các chuyên gia đầu ngành về pháp luật và công pháp quốc tế để tham gia giải quyết các vụ án có yếu tố nước ngoài, các vụ tranh chấp quốc tế”, ông Bình nhấn mạnh.
Thu Hằng - Hồng Nhì