Đại diện hãng thời trang Ikigai cho rằng, màu sắc sản phẩm trên web có thể sáng hơn bên ngoài do ánh sáng khi chụp ảnh, giống khi tự chụp cũng có người dùng 360, B612...

Chị Như Q. (Đống Đa, Hà Nội) mua một chiếc váy của Hãng thời trang Ikigai ở địa chỉ 99, Thái Hà (Hà Nội). Sau khi xem mẫu mã qua Facebook, chị Q. đã đến tận cửa hàng để thử sản phẩm. Tuy nhiên, khi đến địa chỉ trên thì chị Q. thấy đây không phải là shop thời trang Ikigai.

{keywords}
Mặc dù trên Facebook ghi địa chỉ cụ thể nhưng khách hàng tìm đến đây thì không phải hãng thời trang Ikigai

Thắc mắc với nhân viên của hãng thời trang qua Facebook, chị Như Q. được giải thích: "Hãng đang chuyển địa điểm. Showroom chưa xong nên chưa bật mí được địa điểm mới. Khách có thể qua kho để thử hàng ở Cầu Giấy". Tuy nhiên, chị Như Q. phản hồi là địa điểm kho hàng ở xa và không tiện đường chị đi lại, chị Như Q. được nhân viên tư vấn mua hàng online với lời hứa: “Hãng hỗ trợ cho xem hàng và đổi hàng trong vòng 7 ngày".

Chiếc váy chị Q. đặt mua được giới thiệu: "Sản phẩm được làm từ chất liệu vải thô chun Hàn Quốc, vải co giãn, mịn mát, có khả năng thấm mồ hôi tốt, rất ít nhăn nhàu, giúp chị em có thể tự tin tỏa sáng cả ngày”. Sau khi đã sale, chiếc váy đến tay khách với giá 419.000 đồng.

{keywords}
Sản phẩm đăng trên online mà chị Q. lựa chọn mua

1 ngày sau, shipper giao hàng cho chị Q. Hộp sản phẩm được bọc trong hộp giấy trắng, rất sang trọng.

Chị Như Q cho biết: "Lúc đó, mình đang ở giữa đường, hộp sản phẩm lại được bọc và dán băng dính rất kỹ càng nên mình không thể mở hộp và kiểm tra ngay ở giữa đường được. Mình thanh toán tiền hàng và mang vào kiểm tra thì phát hiện chiếc váy có màu khác hoàn toàn so với mẫu đăng trên web. Mình nhanh chóng gọi điện cho shipper để quay lại mang đổi sản phẩm giúp mình vì đây không phải là sản phẩm mình đặt mua. Tuy nhiên, shipper từ chối. Mình tiếp tục trao đổi với nhân viên cửa hàng nhưng bạn này yêu cầu chi phí đổi trả là 20.000 đồng". Ngoài ra, nhân viên shop cũng mời chị Q. qua kho để có thể đổi bất cứ sản phẩm nào chị muốn.

{keywords}
Sản phẩm trên online (bên trái) và sản phẩm khi nhận (bên phải)

Chị Như Q. cho rằng, sản phẩm bên ngoài và trên web có màu sắc không giống nhau. Đó không phải là lỗi của khách hàng. Vì vậy, việc shop yêu cầu mất chi phí đổi hàng là không hợp lí.

Ngoài ra, chị Q. còn phản ánh thêm, ở mặt trước của chiếc váy (nơi đẹp nhất) thì lại bị lỗi đường chỉ, trông như “hàng chợ”, không tương xứng với giá của chiếc váy đó.

{keywords}
Mặt trước của chiếc váy bị lỗi đường chỉ

Chị Như Q. cho hay: "Nếu để chọn phương án có lợi cho mình trong tình huống này, mình sẽ qua kho trực tiếp đổi sản phẩm hoặc có thể chi thêm 20.000 đồng để Hãng Ikigai cho shipper đổi sản phẩm giúp mình. Tuy nhiên, mình thấy hãng thời trang Ikigai không trung thực nên chấm dứt giao dịch mua bán. Chi phí chiếc váy của mình không quá đắt (may mà mua khi sale) nhưng thử nghĩ xem, nhiều người tiêu dùng lâm vào cảnh ngộ như mình thì có phải là rất thiệt hại cho họ không. Vì thế, mình muốn chia sẻ câu chuyện để chị em cảnh giác mỗi khi mua hàng online".

Trước phản ánh của chị Như Q., đại diện Ikigai cho rằng: "Màu sắc sản phẩm trên online có thể sáng hơn do ánh sáng khi chụp ảnh, giống khi tự chụp cũng có người dùng 360, B612..."

Tiếp đó, đại diện Ikigai cũng cho rằng: "Về phần kiểm tra hàng, đáng ra phải kiểm tra hàng trước khi nhận, shipper đã giao xong là đơn hàng hoàn thành, khách có gọi shipper cũng sẽ không quay lại".

Tuy nhiên, trước câu trả lời này của hãng thời trang Ikigai, chị Như Q. cho rằng, khi sản phẩm đăng trên web với mục đích bán hàng thì cần phải trung thực đến từng kích thước, màu sắc, không thể "bao biện" rằng ảnh trên online là do hiệu ứng 360 hay B612 được. Chị Q. cho biết, chị không có ý định sử dụng sản phẩm của hãng thời trang này nữa.

(Theo Phụ nữ Việt Nam)

Muôn kiểu cân điêu, bán thiếu ‘móc túi’ người mua hàng

Muôn kiểu cân điêu, bán thiếu ‘móc túi’ người mua hàng

Lợi dụng khách không để ý, nhiều chủ hàng đã chỉnh lại kim cân, chồng 2 loại đĩa cân, không cho khách nhìn đĩa cân,... là những chiêu trò cân điêu, bán thiếu hòng 'móc túi' khách hàng.

'Vạch mặt' những chiêu trò lừa đảo tinh vi khi mua hàng trên mạng

'Vạch mặt' những chiêu trò lừa đảo tinh vi khi mua hàng trên mạng

Mua sắm online có nhiều tiện ích nhưng cũng đầy rủi ro, dưới đây là những kinh nghiệm giúp bạn không bao giờ bị lừa đảo khi mua hàng qua mạng xã hội.

Thai phụ mất 300 triệu dành dụm sinh con vì mua hàng qua mạng

Thai phụ mất 300 triệu dành dụm sinh con vì mua hàng qua mạng

Chỉ vì nhẹ dạ cả tin khi mua hàng qua mạng, một thai phụ trẻ đã bị bọn tin tặc lừa đảo lấy số điện thoại, chi tiết khi đặt mua hàng, số chứng minh thư và cả số tài khoản ngân hàng.

Cảnh báo những 'chiêu lừa' khi mua hàng qua điện thoại

Cảnh báo những 'chiêu lừa' khi mua hàng qua điện thoại

Theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), trong thời gian qua, có rất nhiều người tiêu dùng khiếu nại về việc bị lừa khi mua hàng qua điện thoại. Vấn đề này được cho là đang diễn ra phổ biến trên cả nước.

Dùng chiêu này khi mua hàng không lo bị hớ

Dùng chiêu này khi mua hàng không lo bị hớ

Khi đi chợ hay mua sắm, chúng ta rất dễ bị người bán hàng nói thách hay thậm chí là "hét giá". Vậy làm cách nào để mua được một món đồ ưng ý mà không lo bị hớ?

2 sai lầm lớn khiến nhiều người bị lừa khi mua hàng online

2 sai lầm lớn khiến nhiều người bị lừa khi mua hàng online

Không thể phủ nhận một điều rằng mua hàng online rất tiện lợi. Nhưng liệu ngay cả khi nhận hàng, trả tiền thì liệu bạn có tránh được nguy cơ bị lừa?

1001 chiêu dụ khách mua hàng trên facebook

1001 chiêu dụ khách mua hàng trên facebook

Với những lời đường mật được rao trên website, nhiều chủ web bán hàng trực tuyến đã bán được những sản phẩm chất lượng chợ với giá "trên trời".