Đây là tâm sự của Lê Thị Trang, học sinh lớp 10A1, Trung tâm giáo dục phổ thông - Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM.

Trang năm nay vừa tròn 19 tuổi, độ tuổi đẹp nhất của con gái với nhiều ước mơ, hoài bão. Căn bệnh ưng thư máu đến với em từ năm 15 tuổi - lứa tuổi ngây thơ, trong sáng nhất đời học sinh.

{keywords}
Trang năm nay vừa tròn 19 tuổi, độ tuổi đẹp nhất của con gái với nhiều ước mơ, hoài bão

Đó là một ngày giữa học kỳ 2 năm lớp 9, khi em cùng bạn bè miệt mài học tập để thi vào lớp 10. Thời gian đó em hay bị ngất xỉu, xuất huyết và đau mỏi xương. Mỗi lần như vậy, em nghĩ rằng chắc do áp lực học tập nên lên phòng y tế trường nằm nghỉ cho qua chuyện. Một thầy giáo dạy Sinh biết được đã khuyên em nên đi khám. 

Tôi biết bệnh của em Trang gần 3 tháng nay nhưng khi gặp và nói chuyện mới cảm nhận được nghị lực của em. Tôi không nghĩ một học sinh lớp 9 đã có suy nghĩ độc lập và trách nhiệm với gia đình như thế. Bị bệnh nhưng em vẫn quyết tâm học tập, chỉ vì nghĩ rằng phía sau còn các em. Trước tình trạng nhiều học sinh hiện nay như "gà công nghiệp", nghị lực của Trang làm tôi xúc động" - Ông Phạm Thái Sơn, Phó trưởng Phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM.

Vào ngày trường tổ chức họp hội đồng và cho học sinh nghỉ học đột xuất, Trang tự đạp xe tới phòng khám. Tại đây sau các thủ tục xét nghiệm, kiểm tra, em được bác sĩ thông báo máu "có bất thường".

"Khi nghe bác sĩ báo bị bệnh, em không tin vào tai mình. Một mình cầm tờ kết quả, em không nghĩ lại rơi vào trường hợp này. Tự dưng, nước mắt lăn dài vì bệnh tật tới với em quá sớm. Em còn chưa hoàn thành cấp 2, mẹ đang mang bầu gần ngày sinh, hai em còn nhỏ. Lâu nay, một mình ba gồng gánh kinh tế gia đình…"- Trang kể. 

Trang cho phép mình dành một ngày để khóc. Khi đã hết nước mắt, em nghĩ con người có số nên không suy nghĩ tiêu cực. Hơn nữa, ở lứa tuổi này mọi suy nghĩ cũng thoáng qua, Trang không cảm thấy sợ hãi. Em quyết định giấu gia đình để một mình đấu tranh với bệnh tật. Bố mẹ thấy con gái buồn nên nghĩ "chắc cuối cấp yêu đương hay cãi nhau với bạn bè". Sự việc chỉ chỉ bị lộ khi cuối năm đó em rớt tốt nghiệp cấp 2.

"Lúc này chỉ ba biết chuyện, và đấy là cú sốc đối với ông. Ba đưa em lên Bệnh viện đa khoa Hòa Hảo khám. Tại đây, bác sĩ kết luận em bị ung thư máu và giới thiệu em qua Bệnh viện Huyết học chữa trị. Em không khóc còn ba thì khóc như mưa. Trên đường về nhà, ba gục xuống bãi cỏ ven đường mà khóc. Ông không cầm nổi tay lái vì không tin con gái mình bị bệnh ung thư" - Trang kể.

Nhưng vì mẹ Trang đang bầu gần sinh nên hai ba con lấy tinh thần và quyết định giấu. Để chắc chắn, hai ba con nói ra Hà Nội chơi ít hôm nhưng thực chất là đi khám lại. Kết quả ở đây cũng không khác với trước đó. Hai ba con lại mang đồ về Nam điều trị. Mẹ Trang, lúc biết tin con gái bị bệnh đã không đứng vững.

"Lúc đó, gia đình em ở trong một cái xưởng. Nhà có nuôi heo, thỉnh thoảng mẹ trốn ra ngoài chuồng heo để khóc. Hình ảnh này của mẹ và bố lúc gục bên đường mà khóc không cho phép em gục ngã".

Cả nhà động viên Trang phải mạnh mẽ để chống chọi với bệnh tật. Bỏ lại việc học, cô bé 15 tuổi ôm đồ nhập viện điều trị.

Với Trang, thời gian nằm viện là những ngày em không bao giờ quên. Em phải chọc tủy, liên tục làm các xét nghiệm với chi phí cao. Ngày ngày, em được đưa đi rút máu rồi truyền thuốc. Chữa trị được một thời gian rồi xuất viện, hàng tuần tái khám…

{keywords}
Trang cho hay, sở dĩ em mạnh mẽ như vậy vì là con cả trong gia đình, từ nhỏ đã biết làm mọi thứ. 8 tuổi em đã biết nấu ăn cho cả nhà. Là chị cả, Trang phải là tấm gương cho các em.

Khi Trang điều trị bệnh ung thư máu được một năm thì bác sĩ phát hiện bệnh có khả năng di căn sang gan. Trong năm thứ hai, em phải điều trị song song hai bệnh viện với hai bệnh gan và máu. Ngày nào em cũng uống 4 - 5 cữ uống thuốc. Trang bảo 4 năm qua, thuốc với em cứ như là bạn.

Hiện tại, bệnh của em đã được kiểm soát nhưng lại dễ gây ra nhiều bệnh khác như hạ canxi máu, rối loạn tiền đình, nhiễm trùng. Mỗi lúc trái gió trở trời, người em đau ê ẩm vì thiếu canxi, xương khớp cũng rã rời. Nhưng Trang sợ nhất là hàng đêm chìm vào giấc ngủ, thỉnh thoảng cơn sốt lại hành hạ khiến em nằm mơ thấy ác mộng. Trong giấc mộng, có lúc em tưởng mình đã "đi", giật mình tỉnh lại thì người vã mồ hôi...

Khi biết Trang bị bệnh, mọi người khuyên em nghỉ học, nhưng ở tuổi này, mong muốn của em là được tới trường, được học và chơi cùng các bạn.

Sau 4 năm chống chọi với bệnh tật, năm 2018, Trang quay lại trường và thi đỗ lớp 10. Bây giờ, Trang xem học tập là niềm vui. Em bảo, dù ước mơ được vào cảnh sát nhưng chắc chắn em không thể theo ngành này. Trang đã tìm hiểu rõ quy chế của Học viện Hàng không và dự định tốt nghiệp sẽ thi vào chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp hoặc quản lý hoạt động bay.

Vốn yêu thích ngôn ngữ, theo Trang đây sẽ là nơi để gặp gỡ và tiếp xúc với các du khách trên thế giới. Hơn nữa môi trường làm việc của ngành này cũng khá chuyên nghiệp, em sẽ học hỏi được nhiều điều.

{keywords}
Em thích sự đơn giản, thích đọc sách và lắng nghe. Em thích cười và thân thiện với mọi người

Với Trang bây giờ mỗi ngày đều quý giá. Em cố gắng cân bằng mọi thứ: Tự lập chế độ ăn cho mình, tự nhủ mình phải cố gắng, phải chiến đấu.

Ngoài thời gian đi học, Trang làm thêm nghề môi giới bất động sản tại văn phòng một người anh. Số tiền kiếm được để em phụ thêm gia đình mua thuốc thang. Các bác sĩ khuyên Trang nên ghép tủy vì đã có tủy hợp từ em gái, nhưng số tiền gần 800 triệu đồng với gia đình em là cả một gia sản.

Trước đây, Trang thần tượng Steve Harvey - nam MC, phát thanh viên radio, nhà văn Mỹ nổi tiếng, vì ông có nguồn kiến thức rộng lớn, khiến mọi người vui vẻ. Hơn nữa, ông cũng rất yêu trẻ con. Nhưng từ khi bệnh tật, Trang đã chuyển sang thần tượng chính người mẹ của mình. Trang bảo khi còn nhỏ, em không đủ nhận thức để hiểu rằng mẹ đã khổ rất nhiều vì con cái. Em chỉ nhận ra điều này vào những tháng ngày nhập viện trị bệnh.

"Lúc đó, chỉ còn nửa tháng nữa là mẹ sinh nhưng hàng ngày, mẹ vẫn vác bụng bầu lên thăm em. Sinh em trai được 1 tháng mẹ lại lao đầu vào công việc. Được một thời gian mẹ bị tai nạn, gãy tay phải mổ nhưng vừa khỏi lại tiếp tục đi làm để có tiền lo cho em. Mẹ luôn phải lao lực như vậy và chẳng bao giờ nghĩ đến mình".

{keywords}
"Sự hy sinh của mẹ là động lực cho em chiến đấu bệnh tật"

Là cô gái thiên về tình cảm, Trang bảo gia đình luôn ở vị trí ưu tiên hàng đầu. Tự nhận mình không tài giỏi hay thông minh, nhưng khi có mục tiêu em sẽ làm mọi cách để hoàn thành nó. Em yêu thích sự đơn giản, thích đọc sách và lắng nghe, thích cười và thân thiện với mọi người. Nhưng em lại không hay bộc lộ cảm xúc cho người khác biết. Có lẽ vì vậy mà với bạn bè, bệnh tật của Trang vẫn là một ẩn số, bởi cứ nhìn bề ngoài, không ai nghĩ Trang bị ốm.

Chia tay tôi, Trang cho hay để nói ra chuyện này với em là cả một quyết định lớn. Bởi em sợ ảnh hưởng đến ba mẹ, các em, nhưng em cũng nghĩ nói ra là điều tốt.

Em hỏi tôi: "Sự thật vẫn là sự thật phải không chị? Rồi từ đây mọi người sẽ biết em bị bệnh?". Tôi bảo "mọi người sẽ biết đến em - cô gái bị ung thư máu nhưng đầy nghị lực".

Lê Huyền 

Cô gái trẻ sáng lập tờ báo mang tên Hạnh phúc

Cô gái trẻ sáng lập tờ báo mang tên Hạnh phúc

Cô gái Emily Coxhead, sống ở Tây Bắc nước Anh, luôn nghĩ về việc tạo ra tờ báo Hạnh phúc sau khi cảm thấy quá nặng nề với những tin tức được cập nhật liên tục 24/7 trên thế giới.