Trước hiện tượng nước giếng nóng lên bất thường tại Lào Cai, một số chuyên gia dự đoán có
thể liên quan đến đới đứt gãy sông Hồng và loại trừ khả năng do hoạt
động của núi lửa.
TIN BÀI KHÁC
Thời gian gần đây, ở thôn Múc, xã Thái Niên (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) nước giếng của một số hộ dân có hiện tượng nóng bất thường. Nhiều người dân đã đồn đoán nước nóng bởi dưới lòng đất có thể có hoạt động của núi lửa, thậm chí cả yếu tố tâm linh.
Tuy nhiên, theo nguồn tin của TTXVN, TS. Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng phụ trách (Viện Vật lý địa cầu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, khả năng nước giếng nóng liên quan đến núi lửa là không có cơ sở.
Theo nhận định của nhà khoa học này, hiện tượng trên có thể liên quan đến đới đứt gãy sông Hồng. Ông Minh nói, khi đới đứt gãy hoạt động, sẽ làm vỏ trái đất xê dịch, xảy ra đứt vỡ và từ đó sẽ có dòng khoáng đi lên, di chuyển dọc theo đứt gãy và đi lên mặt đất. Có thể dòng khoáng đó vào giếng và làm cho nước nóng lên.
Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, mặc dù thời tiết đang khá lạnh nhưng nhiều giếng nước ở thôn Múc xã Thái Niên (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) bỗng nhiên nóng và bốc hơi nhất là vào buổi sáng. Trong thôn Múc có giếng nước nhà ông Lê văn Bảo vào buổi sáng nước nóng lên tới 70 độ C. Giếng nước này được đào cách đây 25 năm nước trong mát từ đó đến nay gia đình vẫn sử dụng bình thường. Nhưng từ tháng 3 đến nay, nước giếng tự nhiên nóng bất thường và bốc hơi.
Trước hiện tượng này, PGS-TS Nguyễn Văn Đản, nguyên Liên đoàn trưởng Liên đoàn Địa chất Thủy văn, Địa chất công trình cũng cho biết trên báo Đất Việt, bình thường dưới lòng đất cũng có tuyến khí hình thành, khi bốc lên sẽ dẫn đến hiện tượng cháy khí làm nóng nước hoặc đất khu vực đó. Hiện tượng nhiệt bỗng dưng tăng lên được gọi là ô nhiễm nhiệt. Ngoài ra, còn có thể là do tác động chủ quan của con người như việc tôi vôi hay dây dẫn điện dưới lòng đất bị hở mạch.
Trong trường hợp nhà ông Bảo ở Lào Cai, ông Đản dự đoán nguyên nhân bắt nguồn từ tự nhiên nhiều hơn. Song ông cũng loại trừ yếu tố liên quan đến hoạt động núi lửa.
Chiều qua (ngày 5/4), Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai đã cử cán bộ đến lấy mẫu nước về nghiên cứu, xem xét nguyên nhân từ đâu để đưa ra cảnh báo kịp thời cho người dân.
Trước đó, hiện tượng nước giếng nóng bất thường cũng xảy ra tại xã Duyên Hải (huyện Hưng Hà, Thái Bình). Tại đây, cũng có gần 100 hộ dân bơm nước lên sử dụng có nhiệt độ từ 40 đến 70 độ C, càng bơm lâu nước càng nóng. Hiện tượng này được cơ quan chức năng khẳng định không phải hiện tượng lạ mà ở đây có nguồn nước khoáng nóng dưới lòng đất sâu từ 25-250m.
Châu Minh (Tổng hợp)
TIN BÀI KHÁC
Uyên Linh vượt xa Thanh Lam
Cà phê nude 100% chỉ là... 'biếu dâm'
Bất ngờ vì Hồ Gươm có 3 ‘cụ rùa’
Dân Kon Tum hoang mang vì thời tiết lạ
Trộm vào chùa cuỗm 3 tượng cổ bằng đồng đen
Cà phê nude 100% chỉ là... 'biếu dâm'
Bất ngờ vì Hồ Gươm có 3 ‘cụ rùa’
Dân Kon Tum hoang mang vì thời tiết lạ
Trộm vào chùa cuỗm 3 tượng cổ bằng đồng đen
Thời gian gần đây, ở thôn Múc, xã Thái Niên (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) nước giếng của một số hộ dân có hiện tượng nóng bất thường. Nhiều người dân đã đồn đoán nước nóng bởi dưới lòng đất có thể có hoạt động của núi lửa, thậm chí cả yếu tố tâm linh.
Tuy nhiên, theo nguồn tin của TTXVN, TS. Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng phụ trách (Viện Vật lý địa cầu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, khả năng nước giếng nóng liên quan đến núi lửa là không có cơ sở.
Ông Bảo bên giếng nước bất thường của gia đình (Nguồn: Báo Lào Cai) |
Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, mặc dù thời tiết đang khá lạnh nhưng nhiều giếng nước ở thôn Múc xã Thái Niên (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) bỗng nhiên nóng và bốc hơi nhất là vào buổi sáng. Trong thôn Múc có giếng nước nhà ông Lê văn Bảo vào buổi sáng nước nóng lên tới 70 độ C. Giếng nước này được đào cách đây 25 năm nước trong mát từ đó đến nay gia đình vẫn sử dụng bình thường. Nhưng từ tháng 3 đến nay, nước giếng tự nhiên nóng bất thường và bốc hơi.
Trước hiện tượng này, PGS-TS Nguyễn Văn Đản, nguyên Liên đoàn trưởng Liên đoàn Địa chất Thủy văn, Địa chất công trình cũng cho biết trên báo Đất Việt, bình thường dưới lòng đất cũng có tuyến khí hình thành, khi bốc lên sẽ dẫn đến hiện tượng cháy khí làm nóng nước hoặc đất khu vực đó. Hiện tượng nhiệt bỗng dưng tăng lên được gọi là ô nhiễm nhiệt. Ngoài ra, còn có thể là do tác động chủ quan của con người như việc tôi vôi hay dây dẫn điện dưới lòng đất bị hở mạch.
Trong trường hợp nhà ông Bảo ở Lào Cai, ông Đản dự đoán nguyên nhân bắt nguồn từ tự nhiên nhiều hơn. Song ông cũng loại trừ yếu tố liên quan đến hoạt động núi lửa.
Chiều qua (ngày 5/4), Sở Tài nguyên và Môi trường Lào Cai đã cử cán bộ đến lấy mẫu nước về nghiên cứu, xem xét nguyên nhân từ đâu để đưa ra cảnh báo kịp thời cho người dân.
Trước đó, hiện tượng nước giếng nóng bất thường cũng xảy ra tại xã Duyên Hải (huyện Hưng Hà, Thái Bình). Tại đây, cũng có gần 100 hộ dân bơm nước lên sử dụng có nhiệt độ từ 40 đến 70 độ C, càng bơm lâu nước càng nóng. Hiện tượng này được cơ quan chức năng khẳng định không phải hiện tượng lạ mà ở đây có nguồn nước khoáng nóng dưới lòng đất sâu từ 25-250m.
Châu Minh (Tổng hợp)