Kho ngọc chục tỷ nằm dưới bùn ao ở Đắk Lắk

Nghề chính của anh Nghiêm Quang Tuấn là làm mộc nhưng anh lại ưa tò mò, khám phá cái mới. Năm 2015, biết đến mô hình nuôi trai nhả ngọc ở vùng nước ngọt thuộc tỉnh Ninh Bình, anh Tuấn bèn khăn gói đi học. “Nhiều người bảo tôi là gã gàn khi đóng cửa xưởng mộc để theo đuổi một thứ rất viển vông. Nhưng tôi bỏ ngoài tai, quyết làm theo ý thích”, anh Tuấn chia sẻ.

Nửa năm “tầm sư học đạo” ở miền đất lạ, sau đó anh Tuấn tiếp tục trả nhiều lần “học phí” mới đưa được mô hình nuôi trai lấy ngọc lên núi.

{keywords}
Trai nuôi được gần một năm cho viên ngọc sáng đẹp

Nuôi, cấy trai nước ngọt lấy ngọc là kỹ thuật mới, tương đối phức tạp, song anh Tuấn bước đầu đã thành công với việc đưa con trai lên cao nguyên nuôi; thử nghiệm cấy tế bào và nhân cho trai. Anh Tuấn đang thử nghiệm việc lấy tế bào của trai bản địa ghép sang con trai đen cánh dẹp để phát triển ngọc nhanh và đẹp.

Anh đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng để thả 70.000 con trai được cấy từ 2-4 nhân/con. Với tỷ lệ sống 90% thì đến cuối năm 2020, anh Tuấn sẽ thu được 140 nghìn viên ngọc trai, trị giá hàng chục tỷ đồng.

Ngôi nhà tiền tỷ làm từ đất sét nung độc nhất ở miền Tây

Trước nay, vật liệu dùng để xây dựng nhà chủ yếu bằng lá, gỗ, hay bê tông cốt thép,... còn dùng đất nung để cất nhà nghe có vẻ khó tin. Ấy vậy mà ở miền Tây có một ngôi nhà đặc biệt như thế đang tồn tại.

{keywords}
 Ngôi nhà làm từ đất sét ning với kiến trúc nhà xưa Nam Bộ 3 gian, 2 chái. 

Đó là ngôi nhà được xây dựng từ 90% nguyên liệu là đất sét của ông Nguyễn Văn Buôl (60 tuổi), ở TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, một nghệ nhân có gần 30 năm trong nghề làm gốm. Nhiều người quen gọi ngôi nhà độc lạ này bằng cái tên gần gũi “ngôi nhà gốm”.

Nghệ nhân gốm sứ cho biết, để có được căn nhà nguy nga, kiên cố, ông đã mất gần chục năm trời để lên ý tưởng và chuẩn bị nguyên vật liệu. Không chỉ tự thiết kế bản vẽ, tự tính toán các yếu tố kỹ thuật, ông Buôl còn tự phác thảo từng chi tiết mỹ thuật dù không qua bất kỳ trường lớp nào.

Căn nhà gốm diện tích 300m2 làm bằng đất sét nung khá nổi bật với sắc đỏ tự nhiên của đất sét nung. Với sự công phu và độc đáo, ngôi nhà gốm này có tổng giá trị khi hoàn thành khoảng 1,5 tỷ đồng; tính luôn nội thất thì lên đến gần 4 tỷ đồng.

Trồng lúa thảo dược ít người biết, ai ngờ kiếm trăm triệu

Bà Lê Thị Nga ở Vĩnh Long làm nghề trồng lúa. Trước đây bà trồng giống lúa thông thường. Năm 2011, bà Nga đã chuyển sang trồng lúa tím thảo dược có nhiều ưu điểm vượt trội theo hướng hữu cơ sinh học. Giống gạo này khi nấu lên cho nước màu đỏ tươi, hương thơm dịu, mềm, ngọt và lâu thiu dù để nguội.

{keywords}
Bà Nga trồng lúa tím thảo dược.

Khác với lúa thường, lúa thảo dược không được sử dụng phân, thuốc hóa học mà phải sử dụng phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học chiết xuất từ nấm la hán quả, đồng thời dùng gừng, tỏi, ớt, trái bình bát... giã nhuyễn, trộn đều để phun lên cây lúa phòng ngừa sâu bệnh.

Lúa được chà thành gạo lứt bán với giá 40.000 đồng/kg. Nhờ vậy, bà Nga có nguồn thu nhập hơn 300 triệu đồng/ha/năm. 

Trồng thứ cỏ lạ ăn ngọt lừ, lão nông đổi đời

Trồng cỏ ngọt mà đổi đời là chuyện của gia đình ông Quàng Văn Hồng, bản Dẹ (xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La).

{keywords}
Ông Hồng trồng cỏ ngọt.

Bằng ý chí, nghị lực, lão nông này đã biết cách “đánh thức” vùng đất cằn này bằng cách chuyển trồng lúa, ngô sang trồng loài cỏ ngọt để bán làm nguyên liệu thuốc...

Với việc trồng thành công cây cỏ ngọt tại bản Dẹ, hứa hẹn đây sẽ là một hướng đi mới giúp bà con nông dân Tây Bắc nói chung, vùng Thuận Châu nói riêng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.

Chuyện lạ ở Bình Định: Làng ra 'nghị quyết' bảo vệ 20 cây kơnia

Theo những bậc cao niên ở thôn Hòa Mỹ, xã Nhơn Phúc, TX An Nhơn, tỉnh Bình Định, hơn 20 cây kơ nia đang đứng sừng sững trong khuôn viên nhà văn hóa thôn có niên đại cao đến hàng trăm năm.

{keywords}
Vườn cây kơ nia quý hiếm được dân làng xem như báu vật.

Ngay cả trên vùng đất Tây Nguyên, “quê hương” của cây kơ nia, hiện loài cây này còn lại cũng rất ít, thi thoảng mới thấy bóng cây rợp mát giữa buôn làng. Trong khi đó, giữa vùng quê thuần nông mà còn có cả hơn 20 cây kơ nia cổ thụ mọc đông đặc như ở Hòa Mỹ, quả là “của hiếm”.

Vườn cây kơ nia quý hiếm này được dân làng xem như báu vật, mấy chục năm qua toàn dân luôn ra sức gìn giữ. Người dân ở đây có quy ước “bất thành văn”, sẵn sàng “tuyên chiến” với những ai lăm le đốn hạ cây kơ nia cổ thụ.

Cây lạ sống kiếp cô đơn không "đẻ con", nay giúp "đẻ tiền"

Chuối cô đơn là một cây trồng có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nepal, Ấn Độ, Myanmar. Chúng còn có các tên khác là chuối hoa sen, chuối mồ côi. Loại cây này cũng có ở Việt Nam.

{keywords}
Cây chuối cô đơn

Cây chuối cô đơn có thể mọc ở những nơi cao tới hàng ngàn mét. Chiều cao đến 5m. Từ khi mọc đến khi ra quả chỉ có một cây, không có cây con như các giống chuối khác. Sau khi cây mẹ chết đi, hạt rơi xuống thì cây con mới mọc lên rồi bắt đầu quá trình phát triển mới.

Mỗi cây chuối cô đơn chỉ có một buồng. Mỗi buồng có thể thu tới 5kg hạt chuối. Hạt chuối được rao bán trên mạng có giá tới 150.000 đồng/túi. 

Giàn phong lan giả hạc thanh củi “độc, lạ", "khủng" của 9X Lâm Đồng

Chàng trai Vũ Đức Nghi (23 tuổi, TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng) đang sở hữu vườn lan giã hạc "cực đỉnh", hiếm thấy. Khu vườn lan của Nghi rộng 3.000m2 giá trị tới 3 tỷ đồng với trên 10.000 giò phong lan các loại, trong đó có hàng trăm giò phong lan giả thạc thanh củi “độc, lạ".

{keywords}
Vũ Đức Nghi bên cạnh những giò lan giả hạc thanh củi và lan thủy tiên đang nở rộ.

Trong các loại lan giả hạc thì lan giả hạc thanh củi là loại phong lan rất phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng tại thành phố Bảo Lộc.

Tuy nhiên, những giò lan giả hạc thanh củi do Nghi chăm sóc có giá bán rất cao. Vừa qua, Nghi có đưa giò phong lan kim điệp "khủng" của mình đi tham gia Hội hoa xuân TP.HCM và đã đoạt giải Bạc.

Phát hiện cá đuối màu hồng duy nhất trên thế giới

Con cá đuối hồng duy nhất trên thế giới này được chụp ảnh bởi nhiếp ảnh gia Kristian Laine tại rạn san hô Great Barrier, nước Úc.

{keywords}
Con cá đuối màu hồng duy nhất trên thế giới.

Vì màu sắc quá đặc biệt của mình mà con cá này được đặt tên là "Thanh tra Clouseau", dựa theo một nhân vật bất đắc dĩ trong bộ phim nổi tiếng Pink Panther (Điệp vụ Báo Hồng).

Các nhà khoa học cho biết, hiện tượng cá đuối màu hồng này là do nó bị rối loạn quá trình sinh tổng hợp ra sắc tố melamine, một loại sắc tố da. Quá trình này tương tự với bệnh bạch tạng xảy ra với con người. Thông thường loài cá đuối thường xuất hiện dưới 3 màu: đen, trắng hoặc là đen lẫn trắng.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)