Chuyển hoạt động sản xuất sang Trung Quốc có thể giúp một số khu vực ở Mỹ bớt ô
nhiễm nhưng nhiều vùng khác lại hứng chịu chất lượng không khí kém đi.
TIN BÀI LIÊN QUAN:
Kết luận trên là của một nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.
Nghiên cứu mới cho rằng Los Angeles đang bị ô nhiễm không khí vì khí thải từ
Trung Quốc.
"Ô nhiễm từ Trung Quốc đang có một tác động ở Mỹ, và chúng ta cần nhận ra
cách thức nó ảnh hưởng đến các mức ozone cơ bản của chúng ta và cả những hạt
đang tiến tới Bờ Tây", Don Wuebbles - đồng tác giả nghiên cứu và là giáo sư khoa
học khí quyển tại Đại học Illinois ở Urbana-Champaign - nói.
Ở phía tây nước Mỹ, ô nhiễm không khí Trung Quốc liên quan xuất khẩu đóng góp tới 12-24% vào các hàm lượng sulfate hàng ngày, nghiên cứu kết luận.
Do việc chuyển sản xuất từ Mỹ sang Trung Quốc, phía đông nước này đã chứng kiến một sự giảm bớt về ô nhiễm sulfate nhưng một mức tăng lại xuất hiện ở vùng phía tây đất nước. Cũng theo nghiên cứu kể trên, do ô nhiễm từ Trung Quốc, khu vực Los Angeles và các khu vực khác của Mỹ đã phạm vào các chuẩn ozone quốc gia thêm một ngày mỗi năm.
Hàng hóa tiêu dùng của Mỹ như điện thoại di động và màn hình tivi thường được sản xuất ở Trung Quốc, Tuy sản xuất ở Trung Quốc không gây ra phần lớn ô nhiễm tại Mỹ, các luồng gió tây có thể thổi các hóa chất qua Thái Bình Dương và các thung lũng cũng lòng chảo thuộc các bang miền tây Mỹ có thể chứng kiến sự tích tụ bụi, ozone và carbon.
"Chúng tôi biết rằng hiệu suất công nghiệp ở Trung Quốc không tốt như ở Mỹ", trích lời ông Wuebbles. Hiệu suất cao hơn của sản xuất ở Mỹ, kết hợp với sự kiểm soát về khí thải và gia công, đã góp phần tích cực làm giảm lượng khí thải ở Mỹ.
Vậy điều đó có nghĩa là việc chuyển các hoạt động sản xuất sang Trung Quốc là không tốt cho sức khỏe dân chúng Mỹ? Nghiên cứu gợi ý rằng đối với toàn bộ nước Mỹ thì có lợi thực sự bởi vì mật độ dân số ở miền đông Mỹ cao hơn ở miền Tây. Nhưng người miền Tây thì lại phải chịu đựng chất lượng không khí tụt giảm.
Sản xuất hàng hóa để xuất khẩu đang được mở rộng nhanh chóng ở Trung Quốc, với tổng lượng tăng 390% từ năm 2000 đến năm 2007, mặc dù không có nhiều tăng trưởng như thế kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trung Quốc nhìn chung là một "nhà xuất khẩu ròng lớn về các sản phẩm công nghiệp tiêu tốn năng lượng", nghiên cứu nhấn mạnh.
Đằng sau sự tăng trưởng kinh tế này là một sự gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than, nguồn làm tăng khí thải carbon dioxide trên toàn cầu.
Trước đó đã có nghiên cứu chứng minh các lượng lớn khí thải carbon dioxide
bắt nguồn từ thương mại của Trung Quốc nhưng nghiên cứu mới tập trung sâu hơn
vào các chất gây ô nhiễm không khí.
Thanh Hảo (Theo CNN)