Nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, đèo Ô Quy Hồ nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, đây cũng chính là ranh giới giữa hai tỉnh.

{keywords}
Ô Quy Hồ: Đỉnh đèo hút phượt thủ bởi sự hiểm trở và hùng vĩ. Ảnh: Vntrip

Với chiều dài 50Km, đèo Ô Quy Hồ đang giữ kỷ lục là cung đường đèo dài nhất Tây Bắc. Cùng với đèo Mã Pì Lèng, Pha Đin hay Khau Phạ, đây chính là 4 đỉnh đèo nức danh của vùng Tây Bắc.

Người ta còn ví nó là “đèo mây” do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ, tuy nhiên du khách đến Tây Bắc Việt Nam thường biết đến đèo dưới tên Ô Quy Hồ.

{keywords}
Địa danh quanh năm mây phủ. Ảnh: Nguyễn Huệ

Người H’Mông còn có truyền thuyết rất đẹp về sự ra đời của tên đèo. Tương truyền có một đôi trai gái yêu nhau nhưng không thể đến được với nhau. Chàng trai bị hóa con rùa đen trên đỉnh đèo ngay cạnh một dòng thác. Cô gái đau lòng qua đời, trở thành một con chim phượng hoàng. Chiều chiều, chim bay qua đỉnh đồi, kêu da diết “Ô Quy Hồ, Ô Quy Hồ…”.

Từ đó, theo tiếng kêu của loài chim này, con đèo hoang dại ở độ cao gần 2.000m được đặt tên là Ô Quy Hồ.

{keywords}
Ô Quy Hồ Restaurant, điểm check in lãng mạn cho du khách. Ảnh: Tuấn Anh
{keywords}
Ông chủ trẻ tuổi của Ô Quy Hồ Restaurant trực tiếp phục vụ đồ uống cho khách. Ảnh: Tuấn Anh

Không chỉ cao, hiểm trở, vẻ đẹp của đèo Ô Quý Hồ luôn luôn biến ảo. Bên phía Lào Cai thì mù sương, bên phía Lai Châu thì nắng ấm. Mùa đông thì có băng tuyết, mùa hạ thường có mây bao phủ bồng bềnh, tạo nên sự mê hoặc với du khách.

Dưới chân đèo về phía Sa Pa là Thác Bạc. Cách đây không lâu, cầu kính cao nhất Việt Nam cũng đã được xây dựng tại khu vực đèo. Với độ cao trên 1.000m tại gần đỉnh đèo Ô Quy Hồ, cây cầu có sức chứa hơn 3.000 người, hoàn toàn bằng kính cường lực trong suốt.

{keywords}
 
{keywords}
Người dân đi lấy củi, làm nương. Ảnh: Nguyễn Huệ

Đến một trong tứ đại đỉnh đèo này, du khách cũng có cơ hội thưởng thức các món đặc sản rất Tây Bắc. Các món ăn dân dã như: Thịt nướng, ngô, khoai, sắn nướng, cơm lam, thịt trâu gác bếp, thịt gà rừng, hay heo cắp nách… Đặc biệt, ở đây có món cơm lam được nén trong ống tre nứa, gạo thổi cơm lam dẻo thơm, ngọt lành như xôi.

Chính vì những điều kiện thiên nhiên được ban tặng đó, những năm gần đây, lượng khách du lịch đến với cung đèo này tăng nhanh.

{keywords}
 
{keywords}
Trẻ em trên đỉnh Ô Quy Hồ. Ảnh: Nguyễn Huệ

Chị Phạm Hoài, một người làm du lịch ở Ô Quy Hồ chia sẻ: “Vẻ đẹp của đỉnh đèo, sự độc đáo của thời tiết, ẩm thực… đã thu hút rất nhiều du khách. Công ty tôi mỗi ngày đón 3.000-4.000 khách/ngày vào cuối tuần. Ở đây, ngoài các món đặc sản khô như: măng, miến… thực khách còn thích thú với món lẩu cá hồi”.

Xem thêm một số hình ảnh ở Ô Quy Hồ:

{keywords}
Đoạn cắt cua ấn tượng trên đèo Ô Quy Hồ. Ảnh: Vntrip
{keywords}
Một số góc "sống ảo" của giới trẻ trên đỉnh Ô Quy Hồ. Ảnh: Phạm Hoài
{keywords}
Ảnh: Phạm Hoài
{keywords}
Ảnh: Phạm Hoài
{keywords}
Những nhà gỗ nhỏ xinh cho khách du lịch trên đỉnh Ô Quy Hồ. Ảnh: Phạm Hoài
{keywords}
Ảnh: Phạm Hoài
{keywords}
Ảnh: Phạm Hoài
Hoa tam giác mạch Hà Giang nở rộ khiến du khách mê mải quên lối về

Hoa tam giác mạch Hà Giang nở rộ khiến du khách mê mải quên lối về

Mùa hoa tam giác mạch nở được xem là thời điểm thu hút đông khách du lịch nhất của tỉnh Hà Giang.

Lê Phương