- Trả lời VietNamNet về cuộc tranh luận có chủ đề là những câu thơ trong bài thơ "Tiếng Việt", qua khâu biên tập, được sửa đổi có sự chấp nhận của Lưu Quang Vũ, PGS.TS Lưu Khánh Thơ nói: "Tôi không đặt vấn đề hay hơn hay không hay, mà chỉ muốn đưa ra cho mọi người bản nguyên gốc, bản viết lần đầu của tác giả".
PGS.TS Lưu KhánhThơ là người lưu giữ những bản thảo viết tay của Lưu Quang Vũ.
Thưa bà, theo Cục Bản quyền tác giả thì “Đối với tác phẩm viết, bản gốc là bản thảo viết tay hoặc trên máy tính.”. Vậy, bản nào ghi đúng như bản gốc?
- PGS.TS Lưu Khánh Thơ: Bao giờ tôi cũng khẳng định bản gốc, bản đầu tiên là “như bùn và như lụa”.
Còn nếu ai đó hiểu khác, thì có thể là do trao đổi qua điện thoại nên tôi nghe không rõ, hoặc là tôi nói không thoát ý của mình.
Và còn vì bài thơ Tiếng Việt đã in lại rất nhiều lần rồi. Và khi đâu đó xin phép, tôi đồng ý, thì họ hay lấy bản thông dụng "như đất cày, như lụa" để đem in.
Thật lòng, tôi cũng có ý muốn họ theo bản gốc, nhưng mà họ vẫn theo bản kia. Theo tôi, điều này không có gì là sai về mặt văn bản.
Có gì để chị chứng minh “như bùn và như lụa” là theo bản gốc?
- PGS.TS Lưu Khánh Thơ: Có rất nhiều người đã nghe bài thơ thời đấy rồi và đều nhớ là như thế.
Còn cả phần bút tích, bản thảo nữa. Gia đình tôi lưu trữ những bản thảo tác phẩm của anh Vũ và sắp xếp theo thời gian. Có thể không cụ thể là ngày A tháng B, nhưng biết tập bản thảo này nó có trong thời gian tháng X, năm Y. Và nhất là có phải mỗi bài thơ Tiếng Việt này đâu, còn rất nhiều bài nữa trong cùng một tập giấy, trong tập chép tay của nhà thơ Lưu Quang Vũ mà tôi giữ.
Căn cứ vào các bài có trong khoảng thời gian này, tôi phân loại và xác định bản thảo theo thời gian.
Khi so sánh tiếng Việt “như bùn và như lụa”, vì trong cảm nhận suy nghĩ, anh Vũ thấy hình ảnh bùn rất đẹp,rất gần gũi. Cũng như câu khác trong bài: “Con nghé trên lung bùn ướt đẫm”.
Tuổi thơ của Lưu Quang Vũ là ở nông thôn, sinh ra và lớn lên ở Việt Bắc, đến năm 1954 hết kháng chiến mới về Hà nội nên rất gắn với nông thôn, đồng ruộng,
Thế việc đổi “…như bùn và như lụa” thành "như đất cày, như lụa" là ai sửa và nó diễn ra như thế nào, thưa bà?
- PGS.TS Lưu Khánh Thơ: Hồi đấy chị Xuân Quỳnh làm báo Văn Nghệ, anh Phạm Tiến Duật cũng làm ở đấy, là bạn bè, đồng nghiệp với nhau. Và anh Vũ cũng được người ta nể. Đối với anh Vũ, vừa là bạn bè, vừa cùng trong giới thơ thì người ta muốn sửa, người ta cũng hỏi, người ta có trao đổi.
Câu thơ trong bảo thảo gốc chép tay được nhà thơ Lưu Quang Vũ sáng tác ban đầu vốn là "Ôi tiếng Việt như bùn và như lụa". (Tư liệu gia đình cung cấp) |
Họ chuyện qua chuyện lại, thì trong số nhiều bài của anh Vũ, bài Tiếng Việt dễ được in nhất. Các bài kia không phải không hay, nhưng rất khó để xuất hiện vào thời điểm ấy. Nhất là những bài hơi gai góc một chút.
Ngay như nhà thơ Xuân Quỳnh có những bài thơ mà có “lạc loài”, “cô đơn” trong bản thảo, thì người ta cũng yêu cầu sửa ngay.
Trong trường hợp này, thì có đề nghị của biên tập, cũng có thể chị Quỳnh vun vào,anh Vũ thấy hợp lý nên chấp nhận. Mà không chỉ đổi câu đó, còn vài câu nữa, trong đó có câu kết: “Tiếng Việt ơi tiếng Việt xót xa tình...” thành “Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình…”
Anh Vũ nể chị Quỳnh nể bạn bè, chứ bao nhiêu năm rồi, anh Vũ sẵn sàng không in, không cần phải in. Anh Vũ nói anh làm thơ là làm để cho riêng anh ấy thôi.
Trích dẫn trong đề văn: Hai câu thơ đều có giá trị Nhiều giáo viên văn phát hiện đề thi văn THPT quốc gia sáng nay 2/7 có một câu trích dẫn văn bản gây tranh cãi. Bộ GD-ĐT: "Trích dẫn thơ Lưu Quang Vũ trong đề văn là chính xác" Sau khi nhận phản ánh liên quan đến việc sai sót và lộ đề thi môn Ngữ văn trong kỳ thi THPT quốc gia, Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia- Bộ GDĐT đã có những thông tin phản hồi. Tiết lộ bản thảo bài thơ 'Tiếng Việt' của Lưu Quang Vũ Ban đầu, Lưu Quang Vũ không đồng ý có bất cứ sự thay đổi nào. Thế nhưng khi được vợ là nhà thơ Xuân Quỳnh thuyết phục rằng cứ in đi rồi khi nào có điều kiện sẽ khôi phục lại bản gốc sau, Lưu Quang Vũ đã chấp nhận... |
- Cảm ơn bà!
- Chí Hiếu (thực hiện)