Theo đó, từ ngày 1/8, phí vào cửa của hai trong số các hòn đảo chính thuộc công viên quốc gia Komodo sẽ tăng lên mức 3,75 triệu rupiah (khoảng 5,8 triệu đồng), gấp 18 lần giá vé trước đây. Đây là động thái mà chính phủ Indonesia khẳng định là nhằm bảo tồn môi trường sống cho loài động vật quý hiếm này.
Indonesia hiện là quê hương của khoảng 3.300 con rồng Komodo, loài vật có thể dài tới 3 mét và giết chết con mồi lớn chỉ bằng một nhát cắn.
Leo Embo, một hướng dẫn viên du lịch địa phương, cho biết: “Việc tăng giá vé càng khiến công việc của chúng tôi thêm bấp bênh. Chúng tôi quyết định đình công phản đối quyết định này dù phải chịu thiệt hại không nhỏ do chẳng thể đi làm".
"Chúng tôi quyết định đình công ngay cả khi chúng tôi đang chịu tổn thất ở đây ... điều này cũng có thể là tự sát."
Truyền thông địa phương đưa tin một cuộc đình công đang diễn ra ở Labuan Bajo (Đông Nusa Tenggara), khi 24 doanh nghiệp du lịch tại đây tuyên bố sẽ dừng tất cả các dịch vụ trong tháng 8 để phản đối quyết định của chính phủ. Trong khi đó, Bộ trưởng Du lịch Indonesia, Sandiaga Uno, kêu gọi mọi người tiến hành đàm phán với chính phủ.
Những hòn đảo hoang sơ ở tỉnh Đông Nusa Tenggara của Indonesia là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận và đã thu hút gần 222.000 du khách vào năm 2019, trước khi đại dịch xảy ra.
Số lượng khách du lịch hiện đã giảm xuống chỉ còn một phần tư sau hai năm đại dịch, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống người dân.
Trước đó, Indonesia cũng từng gây tranh cãi khi cố tận dụng hình ảnh rồng Komodo để kinh doanh bằng việc quảng bá đoạn phim về cuộc đối đầu giữa một con rồng và xe tải hồi năm 2020.
Đảo Komodo là một trong những điểm đến trên thế giới áp dụng mức phí du lịch ngày một cao để chống lại tình trạng du lịch quá mức.
Mới đây, Bhutan cũng đã tăng phí thăm quan hàng ngày từ 65 USD lên 200 USD. Trong khi đó, Venice đang lên kế hoạch thu phí vào cửa khoảng 10 USD với mọi du khách từ ngày 16/1/2023.
Đỗ An (Theo CNN)