Được người hàng xóm giới thiệu rằng, đi bán máu sẽ kiếm được tiền ngay tức
khắc… Vậy là, chẳng cần suy nghĩ, bác Thanh đã đến bệnh viện ở thị xã xin bán
máu.
TIN BÀI KHÁC
Huyền bí làng vớt xác chết
Không công nhận bằng tiến sĩ của Thứ trưởng Quang
Bị 2 bạn trai cưỡng hiếp, nữ sinh uất ức đòi tự vẫn
Bi hài các chiêu trả thù con nợ ở Hà Đông
Số tiền kiếm được trong lần đầu đi bán máu cũng chẳng đáng bao nhiêu, chỉ đủ để bác đong vài ống gạo, lo tiền cho vợ lên trạm xá để sinh nở…
Người Nam Định, người Hải Dương, rồi nhà kia ở Thanh Hóa, nhà này ở Thái Bình… tất cả họ đến từ khắp mọi nơi nhưng cùng sinh sống ở ven bờ sông Đáy đoạn thành phố Phủ Lý (Hà Nam). Mỗi con người, mỗi gia đình có một hoàn cảnh khác nhau nhưng chung lại họ đều có cuộc sống chật vật, khó khăn, phải bán xới khỏi quê cha đất tổ để kiếm kế sinh nhai trên những chiếc thuyền trôi nổi. Trẻ con không có giấy khai sinh, người lớn cũng chẳng có chứng minh thư, gia đình cũng không có sổ hộ khẩu, cuộc đời của họ cứ dập dềnh cùng con sóng, ngọn gió trên dòng sống.
40 năm tồn tại cùng nghề bán máu
Người dân quanh vùng vẫn gọi nơi ở của những con người khất thực này là làng chài Phù Vân. Tồn tại đã được vài chục năm trên dòng sông Đáy, vài thế hệ con người đã đi qua, có người đến, cũng có người đi, nhưng điều còn xót lại ở xóm chài này là sự nghèo đói, cơ cực và thảm thương.
Là một trong những người sống lâu năm, bác Thanh đã có tới hơn 40 năm sống tại xóm chài Phù Vân. Với người đàn ông này, cuộc sống là chuỗi những tháng ngày vật lộn với cuộc sống mưu sinh. Vốn là người quê ở huyện Kiến Xương (Thái Bình), sống trong một gia đình đông con, hoàn cảnh khó khăn nên từ nhỏ bác Thanh đã sớm phải tự kiếm tìm cuộc sống cho mình. Làm thuê, làm mướn khắp nơi, không hề từ chối bất kỳ công việc nào dù nặng nhọc đến mấy nhưng bác Thanh vẫn không thể có được có mình một tấc đất để lập nghiệp, sinh nhai.
Rồi đến khi có vợ, sinh con, dù rất muốn kiếm tìm một mảnh đất nhỏ nhỏ trên bờ để gia đình sống đàng hoàng hơn nhưng dù sức lao động đổ nhiều đến bao nhiêu, bác Thanh cũng chỉ có thể lo cho con mình những bát cơm sống qua ngày. Các con của bác Thanh ngày càng lớn, chi phí để nuôi chúng ngày một nhiều hơn. Dù đã căng sức làm việc, chạy đôn đáo sớm hôm nhưng vợ chồng bác Thanh vẫn không thể kiếm tìm được cuộc sống no đủ hơn.
Và rồi, qua lời giới thiệu của một người quen, bác Thanh đã tìm đến bệnh viện để bán máu. Cho đến bây giờ, dù đã trải qua 40 năm nhưng bác Thanh vẫn còn nhớ như in lần đầu tiên bước đến bệnh viện để bán máu. Khi đó, gia đình bác Thanh đã có được 3 người con, vợ bác lại chuẩn bị hạ sinh đứa thứ tư. Đúng vào hôm vợ trở dạ, biết là phải lo tiền cho vợ lên trạm xá ở trên bờ để sinh nở. Lất tung cả chiếc thuyền, bác Thanh vẫn không thể kiếm được một đồng trinh lẻ. Nhìn ba đứa con nheo nhọc, mặt mũi méo xệch vì đói, lòng bác Thanh đau như cắt.
Được người hàng xóm giới thiệu rằng, đi bán máu sẽ kiếm được tiền ngay tức khắc… Vậy là, chẳng cần suy nghĩ, bác Thanh đã đến bệnh viện ở thị xã xin bán máu. Số tiền kiếm được trong lần đầu đi bán máu cũng chẳng đáng bao nhiêu, chỉ đủ để bác đong vài ống gạo, lo tiền cho vợ lên trạm xá để sinh nở…
Bản thân bác Thanh cũng chỉ nghĩ rằng mình chỉ đi bán máu một lần vì hoàn cảnh quá bức bách nhưng do cuộc sống chật vật quá mức đã khiến bác đến nghề bán máu từ lúc nào cũng chẳng biết. Chỉ biết rằng, cho đến bây giờ, việc bán máu đã trở thành một nghề để bác Thanh mưu sinh. Ở xóm chài Phù Vân, gần như tất cả các gia đình đều có hoàn cảnh gần tương tự với bác Thanh. Nhà nghèo, đông con, nếu như chỉ dựa vào nghề chài lưới chắc chắn chẳng có gia đình nào đủ ăn. Chính vì vậy mà có rất nhiều người tìm đến nghề bán máu như là một sự giải quyết miễn cưỡng để tồn tại với cuộc sống.
Ngẫm về cuộc đời mình sau khi đã bước sang sườn dốc bên kia của cuộc đời, bác Thanh ngao ngán bảo rằng, cả cuộc đời mình chẳng làm được việc gì để bản thân hài lòng. Cho đến khi tóc đã đổi màu, da đã nhăn vẫn phải bán đi từng giọt máu để đổi lấy cái ăn. Ngẫm thật là chua xót, phí hoài cho một cuộc đời…
Gần như tất cả các gia đình sống ở xóm chài Phù Vân đều có người hành nghề bán máu. Nhà ít thì có một người, nhà nhiều thì hai, ba người… Có gia đình, cha đi bán máu, đến khi con lớn, chẳng thể kiếm được việc làm cũng tìm đến bệnh viện, đăng ký bán máu để kiếm sống. Người dân ở xóm chài Phù Vân bán máu ở khắp các nơi, từ bệnh viện tỉnh Hà Nam cho đến bệnh viện trung ương như Bạch Mai, Việt Đức… Một số người còn lặn lội đến những tỉnh như Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An để bán máu.
Những phận người trôi dạt
Mỗi con người sống ở làng chài Phù Vân là mỗi câu chuyện khác nhau, tuy nhiên, phần lớn trong số đó đều là những cuộc đời bi kịch. Họ sống một cách khắc khổ, vật vã để tồn tại, ngày tháng trôi qua đối với họ thật nặng nề và đầy nghiệt ngã. Anh Liên, đã sống hơn 20 năm tại đây khẳng định rằng, thực sự chúng tôi đã quá đói khổ mới xuống thuyền để trú ngụ. Cuộc sống của gia đình anh Liên cũng chẳng khá khẩm hơn so với những người ở xóm, nhưng trong suy nghĩ, anh luôn lạc quan và hài lòng với những gì mình đang có trong tay. Anh Liên bảo rằng, ở xóm chài này, có rất nhiều người sống đơn thân, không có việc làm nên đành gắn bó với nghề bán máu như là cách duy nhất để mưu sinh.
Anh Liên kể về trường hợp của một cụ già có tên là Xuân đã mất cách đây hơn một năm tại xóm chài. Chừng đầu những năm 80, cụ Xuân về xóm chài Phù Vân trú ngụ khi trên người chỉ duy nhất có bộ quần áo. Được mọi người trong xóm giúp đỡ, cụ Xuân đã có được một chiếc thuyền nhỏ để làm chỗ ăn, chỗ ngụ. Vốn sống lang thang nay lại có được một nơi để sinh sống một cách đàng hoàng, từ đó cụ Xuân đã gắn bó với những người dân ở xóm chài. Vì chẳng biết làm nghề gì, lại không thạo việc đánh bắt cá nên hàng ngày cụ Xuân phải mưu sinh bằng nghề nhặt rác. Nhưng rồi, cuộc sống của cụ Xuân vẫn rất khó tồn tại với những thứ bỏ đi đó của xã hội. Và rồi khi thấy một số người trong xóm đi bán máu, cụ Xuân cũng đã đi theo…
Cứ thế, một tháng hai lần cụ Xuân đến bệnh viện để bán máu. Số tiền từ việc bán máu đã giúp cuộc sống của cụ Xuân cải thiện đi rất nhiều. Không còn phải đi nhặt rác cũng chẳng phải đến mức đi xin ăn, cuộc đời của cụ Xuân cứ thế trôi qua với nghề chính là bán máu đổi lấy tiền. Nhưng rồi, khi tuổi cao, sức yếu, cụ Xuân đã không thể đi bán máu được nữa, cuộc sống của ông cụ lại đi vào chỗ bế tắc. Nhưng người ở xóm chài lúc đó đã tự bảo nhau, mỗi người bớt chút ít khẩu phần ăn của gia đình để giúp đỡ cụ Xuân. Và rồi, cho đến khi cụ qua đời, mọi người trong xóm cũng phải góp tiền để mua hương khói và lo an táng cho cụ.
Cũng giống như cụ Xuân, bà cụ Thân cũng có một cuộc đời trôi nổi và đơn chiếc ở làng chài Phù Vân. Bà cụ Thân vốn có một người con trai và hai mẹ con đã sống ở xóm chài cách đây đã hơn 30 năm. Khi đó, bà cụ Thân vẫn còn trẻ và con của bà mới chỉ là một đứa trẻ chập chững biết đi. Đứa con trai của bà cụ Thân lớn lên trong sự lao động vất vả, cực nhọc và đầy tủi hổ.
Cũng đi theo người trong xóm bà cụ Thân cũng đi bán máu để cuộc sống bớt đi phần căng thẳng. Khi đứa con trai lớn lên thì bà cụ Thân đã không còn phải đi bán máu nữa mà ở nhà làm một số công việc nhẹ nhàng. Đứa con trai của bà cụ trở thành thanh niên và hết sức chịu khó làm ăn. Để mong chóng có được cuộc sống no đủ hơn, người con trai của bà cụ Thân cũng đi theo người làng bán máu để có thêm tiền.
Nhưng rồi, do lao động quá sức lại không được nghỉ ngơi, con trai bà cụ Thân đã đổ bệnh và ra đi trong sự đau xót tột cùng. Sống một mình khi tuổi đã cao, bà cụ Thân cũng đã đôi ba lần đi bán máu. Nhưng rồi sức bà quá yếu, bệnh viện không dám mua máu, bà cụ lại lâm vào cảnh thiếu đói. Không thể đi làm thuê được nữa vì sức khỏe đã cạn kiệt, bà cụ Thân đã phải lên bờ đi ăn xin để sống qua ngày. Sáng lên bờ sớm, chiều muộn mới xuống thuyền, cuộc đời bà cụ Thân cứ thế trôi qua trong sự khắc khổ và thảm thương.
(Theo Cảnh sát toàn cầu)