Ảnh: VGP

Kính thưa quý vị đại biểu!

Trước hết, tôi nhiệt liệt chào mừng các vị khách quý, các vị đại biểu và đặc biệt là các nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài đến tham dự cuộc Hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ năm tại Hà Nội.

Tôi hoan nghênh Đại học Quốc gia Hà Nội trong việc phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam cùng các tổ chức, cá nhân đã nỗ lực chuẩn bị cho Hội thảo này.

Kính thưa quý vị!

Người Việt Nam tự hào về lịch sử mấy nghìn năm dựng nước, giữ nước hào hùng và nền văn hiến đặc sắc do bao thế hệ cha anh trao truyền lại bằng trí tuệ, mồ hôi và cả máu xương, như lời Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại cáo bất hủ:

“Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”

Nền văn hiến rực rỡ đó cũng chính là cội nguồn sức mạnh để dân tộc Việt Nam vượt qua rất nhiều chặng đường khó khăn, đầy gian lao, thử thách, thiên tai, địch họa; và luôn luôn nuôi dưỡng khát vọng “bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu” – như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Từ xa xưa, người Việt Nam, văn hóa Việt Nam luôn gắn với sức sáng tạo, tinh thần cởi mở, cầu thị và đặc biệt với một tấm lòng chân thành, nhân ái để giao lưu, tiếp thu với dân tộc khác, hòa đồng với dòng chảy văn minh nhân loại nhưng vẫn giữ được nét riêng có của mình.

Ngày hôm nay, với sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ thì sự giao lưu ấy càng nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Khi nói đến giao lưu thì có rất nhiều ý nghĩa. Nhiều người hay nhắc đến con số như hàng chục triệu người nước ngoài, lượt người nước ngoài tới Việt Nam, khoảng hơn 5 triệu lượt người Việt Nam ra nước ngoài mỗi năm hay còn rất nhiều biểu hiện kể cả những món cơm phở của Việt Nam đứng cạnh các cửa hàng ăn nhanh, các nhà hàng của châu Âu không chỉ ở Việt Nam mà còn rất nhiều nước nhưng đặc biệt giao lưu ngày hôm nay là nhờ qua các phương tiện thông tin đại chúng và nhất là internet, mọi người được kết nối, giao lưu, các dân tộc gần lại, thế giới nhỏ lại.

 Suốt mấy chục năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu toàn diện về kinh tế - xã hội. Chúng ta không hài lòng về những kết quả đã đạt được nhưng cộng đồng quốc tế luôn đánh giá VN trong suốt 20 năm qua là nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới. Nhưng điều đáng ghi nhận là kết quả tăng trưởng đấy dành cho con người, đặc biệt là những người yếu thế nhiều hơn. Chỉ số GINI của Việt Nam thấp hơn nhiều nước, kể cả là như nền kinh tế như Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng cao hơn.

Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDGs) và trong cam kết, công tác chuẩn bị thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs).

Có được thành tựu ấy, ngoài nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của người dân Việt Nam, đặc biệt VN có được sự hỗ trợ, hợp tác của cộng đồng quốc tế, trong đó, có các nhà khoa học quốc tế và các nhà khoa học có mặt trong hội thảo ngày hôm nay là những nhân tố hết sức đặc biệt.

Chúng tổi ất biết ơn các nhà khoa học nghiên cứu về VN học, những người không chỉ có lòng say mê khoa học với trí tuệ và đặc biệt có tấm lòng rất nồng hậu và luôn dành cho Vn tình cảm rất tốt đẹp.

Những nghiên cứu, đánh giá, khuyến nghị của các nhà khoa học, của các kỳ hội thảo trước đây đã cung cấp nhiều luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước hoạch định, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển đất nước; không những thế, các nha fkhoa học và những sự kiện như hội thảo của chúng ta còn là nhịp cầu nối rất quan trọng giữa Vn với thế giới, để làm cho thế giới nhìn nhận, đánh giá VN tường tận hơn, chính xác hơn.

Chúng ta nhìn nhận một thực tế tất cả mọi việc, tất cả mọi sự kiện đều có 2 mặt. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường ngày hôm nay bản thân quá trình hội nhập và nền kinh tế thị trường cũng có những mặt trái, có những tác động tiêu cực tới xã hội, tới văn hóa.

Chúng ta có thể nhận thấy trong xã hội không ít những biểu hiện mai một, thậm chí là lệch lạc về văn hóa; lối sống vị kỷ, lai căng, chạy theo lợi ích vật chất...và những tiêu cực này tác động đến nhiều mặt, nhiều tầng nấc trong xã hội.

 Là một nước đang phát triển, đương nhiên yêu cầu của VN là phải phát triển với tốc độ nhanh nhất có thể để thu hẹp khoảng cách với các nước.

Nhưng điều quan trọng hơn hết là làm sao phải phát triển nhanh nhưng phải bền vững. Để làm sao phát triển đáp ứng được những yêu cầu ngày hôm nay nhưng tới việc giải quyết yêu cầu của tương lai.

Làm sao để các thế hệ cháu con của chúng ta không phải vất vả để giải quyết những hậu quả tiêu cực do chính sách phát triển không bền vững của hôm nay gây ra.

Những hậu quả tiêu cực đấy ngay ngày hôm nay chúng ta cũng đã nhìn thấy và nếu không nỗ lực thì …. ngày càng lớn. có rất nhiều nhưng có thể tìm ra ngay và dễ thấy nhất là sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, không chỉ khoáng sản, không chỉ rừng mà thậm chí cả nguồn nước. Đó là sự ô nhiễm do không chú ý đến lựa chọn công nghệ cho sản xuất hay do thói quen trong sản xuất hoặc không áp dụng đúng những công nghệ xử lý chất thải.

Hay sự bất bình đẳng về cơ hội trong tiếp cận với các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế giữa các nhóm dân cư, đặc biệt là những dân tộc thiểu số. Và còn rất nhiều những điều khác.

Nhưng không kể những điều đó, nếu nhìn nhận sâu hơn, điều đáng quan ngại hơn cả là đạo đức xã hội sẽ bị xói mòn. Lòng tin vào những điều tốt đẹp bị lung lay bởi những lợi ích vật chất. Những giá trị truyền thống tốt đẹp bị che mờ bởi những đòi hỏi mang nhiều tính bản năng của con người. Lòng nhân ái, tình cảm yêu thương bị lấn át bởi ganh đua danh lợi.v.v…

…Và những điều này chắc không chỉ diễn ra và được cảnh báo ở Việt Nam.

Chúng ta cũng đều biết thế giới ngày hôm nay, hòa bình và hợp tác vẫn là xu thế chủ đạo, nhưng nguy cơ vẫn luôn tiềm ẩn. Đó là nguy cơ xung đột về chủ quyền, lãnh thổ, tôn giáo.

Đấy là những vấn đề an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu, bệnh dịch. tất cả những điều đó đòi hỏi tất cả các dân tộc phải chung tay (giải quyết) trên cơ sở luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền, lợi ích của nhau và tôi muốn nói là tôn trọng văn hóa của nhau.

Tất cả mọi sự áp đăt, nhất là áp đặt về văn hóa không thể giải quyết được căn gốc của những bất đồng, của những tranh chấp thậm chí còn làm phát sinh những bất đồng, tranh chấp mới.

Phàm là những người VN ai cũng nhớ, qua các thời kỳ nhưng từ khi giành được độc lập đến nay thì sáu chữ: “Độc lập-Tự do- Hạnh phúc” luôn gắn liện với Quốc hiệu của Việt Nam, thể hiện ý chí, nguyện vọng của Đảng, của nhân dân Việt Nam, là làm sao dân tộc được độc lập và mọi người dân được hưởng tự do, hạnh phúc. Như Hồ Chủ tịch đã nói: “Dù nước có động lập mà người dân không tự do, hạnh phúc thì nền độc lập ấy cũng không có ý nghĩa gì lắm”.

Trong giai đoạn phát triển hiện nay, Việt Nam tiếp tục khẳng định và có một mức cụ thể hơn mục tiêu: phát triển Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Những mục tiêu cũng khá bao quát ấy rất phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Nếu so sánh 17 mục tiêu phát triển bền vững của LHQ và 169 tiêu chí cụ thể chúng ta không tìm thấy một điểm nào khác biệt giữa mục tiêu phát triển của VN và mục tiêu phát triển bền vững của LHQ.

VN đã, đang và sẽ tiếp tục cụ thể hóa tất cả 169 tiêu chí của phát triển bền vững của LHQ, vào tất cả các chủ trương, chính sách, kế hoạch hành động của mình.

Chúng ta cũng phải nhìn nhận thực tế nếu chỉ tình vào thu nhập trên đầu người thì Vn rất khó có thể đuổi kịp các nước. Nếu VNn tăng tốc liên tục trong 20 năm nữa với tốc độ 7%/năm thì cũng chỉ bằng thu nhập trên đầu người của Hàn Quốc vào đầu những năm 2000. Nhưng VN, đương nhiên như nói ở trên phải tìm cách phát triển nhanh nhất, và để cso thể phát triển nhanh được cần rất nhiều giải pháp nhưng chắn chắn không thể kh, đổi mới hệ thống sáng tạo quốc gia, tận dụng những lợi thế của KHCN và gần đây hay được nói nhiều là lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Phát triển nhanh đã rất cần nhưng như tôi đề cập là hết sức chú trọng đến các yếu tố để bảo đảm phát triển bền vững. Để cho dù Việt Nam có thể không giàu về vật chất như nhiều nền kinh tế nhưng giàu về văn hóa, và là nơi người dân dù không giàu có bằng nhiều nước nhưng người dân hạnh phúc, và là nơi nhiều người khác cũng muốn được sống.

Đương nhiên đề làm điều đó, rất cần các luận cứ khoa học, các đánh giá, các khuyến nghị có tính khoa học của các nhà khoa học. Những vấn đề mang tính lâu dài, và vốn được nhắc đến từ rất lâu như giao lưu về văn hóa, trong đối ngoại và đồng thời kể cả những vấn đề có tính thời sự như biến đổi khí hậu, KHCN. Chắc chắn những vấn đề này sẽ được các nhà khoa học, được hội thảo đề cập và bàn thảo.

Chúng ta cùng tin rằng với sự tham gia đông đảo của các nhà khoa học và với chủ đề: “Phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi toàn cầu" Hội thảo lần này sẽ đưa ra được nhiều khuyến nghị rất hữu ích, rất thiết thực cho công tác hoạch định, và tổ chức chính sách của VN.

Kính thưa quý vị đại biểu,

Cộng đồng Việt Nam học trong nước và quốc tế là một cộng đồng rất đặc biệt, và tôi xin nói là hết sức quý báu, có vai trò hết sức quan trọng không chỉ để giải quyết những yêu cầu phát triển, mà còn là cầu nối quan hệ giữa Việt Nam với thế giới, không chỉ về khoa học mà chung giữ người Vn với các dân tộc trên TG.

Tôi mong rằng cộng đồng này sẽ không ngững lớn mạnh, có ngày càng nhiều các công trình nghiên cứu khoa học về Việt Nam.

Tôi cũng mong rằng các nhà khoa học nghiên cứu về VN, các nhà VN học quốc tế sẽ giữ vai trò hạt nhân, sẽ là những người giúp đỡ để cho các trường ĐH, viện nghiên cứu và tổ chức ở VN sẽ đem văn hóa VN, hình ảnh của VN, công việc nghiên cứu về VN ở nước ngoài ngày càng phát triển trường đại học của Việt Nam, để góp phần tăng cường tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc.

Một lần nữa, tôi chân thành cảm ơn các nhà khoa học quốc tế và tất cả các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học quốc tế, những người luôn tâm huyết coi Việt Nam như quê hương của mình hay là như quê hương thứ hai của mình.

Xin chúc sức khỏe các nhà khoa học, chúc Hội thảo thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn./.

Theo VGP