Kể từ năm 2004, Mỹ và hầu hết các nước châu Âu đã tiến hành loại bỏ hóa chất có tên PDBE. (polybrominated diphenyl ether) có tác dụng chống cháy, từ tất cả các vùng biển nhằm loại bỏ lượng chất này có trong cả cá hồi nuôi lẫn cá hồi tự nhiên bởi vì chúng có thể phá vỡ các kích thích tố và gây ra các tác động đến sự phát triển của người dùng.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới của Đại học Pittsburgh đã phát hiện PBDE trong thức ăn cho cá hồi nuôi ngay cả trong những môi trường được cho là không có PBDE. Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Carla Ng cảnh báo các hóa chất đã được phát hiện ở nồng độ cao như vậy có thể gây ảnh hưởng tới người sử dụng.
Phát hiện hóa chất độc hại trong cá hồi tại siêu thị. |
Tiến sĩ Ng nói: “Hệ thống thương mại quốc tế ngày càng trở nên phát triển, thức ăn cho cá cũng có thể được nhập khẩu một cách dễ dàng. Chúng có thể được mua từ một số quốc gia khác, kể cả những quốc gia không có quy định an toàn thực phẩm tiên tiến.”
Theo tiến sĩ Carla Ng, Hoa Kỳ và nhiều nước châu Âu đã cấm một số PBDE vào năm 2004 vì lo ngại về môi trường và sức khỏe cộng đồng. PBDE có thể hoạt động như các chất gây rối loạn nội tiết và gây ra các tác động phát triển. Trẻ em là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương. Mặc dù PBDE đã được hạn chế vào năm 2004, tuy nhiên, bất chấp những hạn chế về việc sử dụng chúng, PBDE được xếp vào loại “chất ô nhiễm hữu cơ bền vững” tại Công ước Stockholm, một hiệp ước môi trường quốc tế, năm 2009.
Báo cáo của Tiến sĩ Ng cho biết họ tiếp tục phát hiện thấy ở chất này ở những khu vực xử lý một lượng lớn chất thải điện tử với các quy định tái chế kém như Trung Quốc, Thái Lan. Kết quả là, cá hồi phát triển trong môi trường không có các diphenyl ete polybrominated (PBDE) vẫn có thể chứa một lượng chất hóa học nguy hiểm như vậy.
Tiến sĩ Ng cảnh báo, những người nông dân cũng có thể sử dụng thức ăn có chứa một loại chất chống cháy tổng hợp được nhập khẩu từ các nước không có quy định an toàn thực phẩm tiên tiến. Hóa chất cũng có thể ảnh hưởng tới thức ăn gia súc và cừu.
(Theo Viet Q)