Học viện được cho là nơi tụ họp của các nhà tư tưởng vĩ đại của Trung Quốc thời bấy giờ.

Trước đó, họ tin rằng học viện này có thể tồn tại. Tuy nhiên cho đến nay, rất ít người biết về Jixia và không có bằng chứng chứng minh rằng học viện đó có thật hay không.

{keywords}
Khu vực khảo cổ

Cuộc tìm kiếm đã diễn ra trong 5 năm nhưng không có kết quả khả quan. Cho đến mãi cuối tháng 2 năm nay, khi đang tiến hành các hoạt động khảo cổ tại tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), các nhà khoa học thông báo rằng họ đã tìm thấy tàn tích của viện. Các nhà khoa học đã sử dụng các ghi chép lịch sử, phương pháp xác định niên đại carbon và chỉ ra rằng địa điểm này là Học viện Jixia.

Paul Goldin, giáo sư tại Đại học Pennsylvania ở Mỹ và là một chuyên gia về tư tưởng Trung Quốc cho biết. “Ở khía cạnh nghiên cứu, tôi nghĩ học viện có thể là nơi đào tạo sinh viên và có cấp bằng”. Ông cũng cho biết chính xác là viện được thành lập vào khoảng năm 319-301 trước công nguyên và đã hoạt động trong khoảng 150 năm. Ngoài ra, mục đích thành lập học viện là do các vị vua Tề muốn thu hút những nhà tư tưởng hàng đầu ở Trung Quốc.

Wicky Tse, một phó giáo sư khoa lịch sử tại Đại học Trung văn Hồng Kông cho biết “Với sự tài trợ của vua Tề, Học viện Jixia có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các trí thức đến học tập, tranh tài. Tôi có thể nói rằng sự giàu có và sự ổn định về chính trị và xã hội đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển trí tuệ dưới thời nhà Tề”.

Trong lịch sử của Học viện Jixia, không có nhân vật nào nổi bật hơn Mạnh Tử. Các cuộc trò chuyện của ông với vua được ghi lại và lưu trong “Mười ba tác phẩm kinh điển” trong lịch sử Trung Quốc.

Doãn Hùng (Theo SCMP)

Những cuốn sách toán cổ xưa của người Việt

Những cuốn sách toán cổ xưa của người Việt

Đây là các tác phẩm toán học của người Việt hiện được bảo tồn trong các thư viện và trong các bộ sưu tập tư nhân.