- Những phát ngôn vô cùng ấn tượng về nghề báo đã phác họa lại hình ảnh của một nghề báo đầy gian truân và thử thách trong cả thời chiến lẫn thời bình.
"Khi một cuộc chiến xảy ra, nạn nhân đầu tiên vẫn là sự thật" - Hiram Johnson
Thông tin trên báo chí có những tác động không nhỏ tới các cuộc tranh chấp, chiến tranh, có khi còn thay đổi cục diện. Vì vậy nếu các phóng viên chiến trường đưa tin không "đúng ý" các bên tham chiến thì dễ bị nguy hiểm đến tính mạng.
Nhà báo Mỹ Hiram Johnson - từng là phóng viên chiến trường thời chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và là cựu Nghị sĩ Quốc hội Mỹ từng phát biểu trong những năm 20 của thế kỉ XX: "Khi một cuộc chiến xảy ra, nạn nhân đầu tiên vẫn là sự thật".
Câu nói của nhà báo Hiram Johnson vẫn còn nguyên giá trị thời sự, vì gần 1 thế kỉ sau, khoa học, công nghệ hiện đại đã cho phép các phóng viên chiến trường chuyển gia những thông tin "nóng hổi", chính xác, kịp thời đến với công chúng. Vậy là, để giấu bớt sự thật khốc liệt của chiến tranh, bưng bít thông tin, các bên tham chiến có thẻ sử dụng thủ thật đôi khi rất tàn bạo, trái đạo lý đối với các nhà báo.
"Những con chữ, hình ảnh là niềm tin của công chúng. Và vì lý do này tôi sẽ tiếp tục làm việc không kể khó khăn, ngay cả khi phải trả giá bằng tính mạng". Mazan Dana
Mazan Dana - một nhà quay phim của hãng Reuters (Anh) đã từng được Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ) trao giải báo chí quốc tế tháng 11-2001 vì những hoạt động ở Herbon, thành phố bờ Tây sông Jordan. Trong lễ nhận giải, Dana nói "Những con chữ, hình ảnh là niềm tin của công chúng. Và vì lý do này tôi sẽ tiếp tục làm việc không kể khó khăn, ngay cả khi phải trả giá bằng tính mạng".
Hai phóng viên ảnh, Chris Hondros (bên trái) và Tim Hetherington đã hi sinh trong cuộc chiến Libya
Trong năm 2000, Dana trúng đạn đến 3 lần khi tác nghiệp ở Herbon. Và cho đến ngày 18-8, thật đau xót khi 4 người con của anh không còn bao giờ được gặp lại người cha của mình nữa chỉ vì một sự "nhầm lẫn" của lính Mỹ.
"Cách duy nhất để ghi lại sự thật vẫn là phải đến gần nó" - Robert Mahoney
Robert Mahoney là Phó Giám đốc của Hội bảo vệ các phóng viên - một tổ chức phi lợi nhuận, độc lập nhằm bảo vệ quyền tự do báo chí trên toàn thế giới.
Hình ảnh trong thảm họa động đất - sóng thần Nhật Bản (2011)
Bức ảnh ghi lại trận lũ lụt lịch sử tại miền Trung (2010) - (Nguồn: Tuổi trẻ)
"Thông qua những hình ảnh chân thật về những cuộc chiến tranh, xung đột đẫm máu, độc giả của tôi sẽ "thấm" sâu hơn ý nghĩa lớn lao của hai chữ hòa bình" - Anja Niedringhaus
Anja Niedringhaus là phóng viên nữ duy nhất trong đội ngũ 11 phóng viên ưu tú của AP giành giải thưởng cao quý Pulitzer năm 2005 về thể loại ảnh thời sự. Phát biểu trong lễ nhận giải, cô tâm sự: "Khi lớn lên, được cầm chiếc máy ảnh trên tay, trở thành một tay máy giỏi, tôi lại muốn mình trở thành một phóng viên ảnh, hơn thế, lại là ột phóng viên ảnh chiến trường. Vì sao ư? Tôi chẳng muốn chơi trội, cũng chẳng phải không tiếc mạng sống của mình đâu... mà vì tôi muốn, thông qua những hình ảnh chân thật về những cuộc chiến tranh, xung đột đẫm máu, độc giả của tôi sẽ "thấm" sâu hơn ý nghĩa lớn lao của hai chữ hòa bình"
"Đối với chúng tôi, tiền bạc không quan trọng bằng việc bảo vệ sinh mạng cho các nhà báo" - Rodney Pinder
Trước khi có những văn bản cụ thể quy định những điều luật bảo vệ an toàn cho các nhà báo chiến trường, các nhà báo cũng phải học cách tự bảo vệ mình. Hãng Reuters đã ủy thác cho một tổ chức huấn luyện kĩ năng chiến trường cho các nhà báo như nghiệp vụ sử dụng súng và ném lựu đạn. Rodney Pinder - phụ trách nhóm quay phim của Reuters cho biết: "Đối với chúng tôi, tiền bạc không quan trọng bằng việc bảo vệ sinh mạng cho các nhà báo.
Muốn viết bài báo khá thì cần:
1. Gần gụi dân chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không thể viết thiết thực.
2. Ít nhất cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài, để xem báo nước ngoài, và học kinh nghiệm của người ngoài.
3. Khi viết xong một bài tự mình phải xem lại ba bốn lần, sửa chữa lại cho cẩn thận. Tốt hơn nữa là đưa ngờ một vài người ít văn hóa xem và hỏi họ những câu nào, chữ nào không hiểu thì sửa lại cho dễ hiểu.
4. Luôn luôn gắng học hỏi, luôn luôn cầu tiến bộ.
"Báo chí tự do, dĩ nhiên, có thể tốt cũng có thể xấu, nhưng hầu như chắc chắn nếu không có tự do, báo chí chỉ có thể là xấu" - Albert Camus
Những cuốn sách hay về báo chí
Sự thật với nhà báo
Blog phóng viên: Có một quán cà phê Biển Đông
Tùng Dương song ca với Phó TBT báo VietNamNet
Báo chí lại “rơi nước mắt” trên iPad
Sự thật với nhà báo
Blog phóng viên: Có một quán cà phê Biển Đông
Tùng Dương song ca với Phó TBT báo VietNamNet
Báo chí lại “rơi nước mắt” trên iPad
"Khi một cuộc chiến xảy ra, nạn nhân đầu tiên vẫn là sự thật" - Hiram Johnson
Thông tin trên báo chí có những tác động không nhỏ tới các cuộc tranh chấp, chiến tranh, có khi còn thay đổi cục diện. Vì vậy nếu các phóng viên chiến trường đưa tin không "đúng ý" các bên tham chiến thì dễ bị nguy hiểm đến tính mạng.
Nhà báo Mỹ Hiram Johnson - từng là phóng viên chiến trường thời chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và là cựu Nghị sĩ Quốc hội Mỹ từng phát biểu trong những năm 20 của thế kỉ XX: "Khi một cuộc chiến xảy ra, nạn nhân đầu tiên vẫn là sự thật".
Câu nói của nhà báo Hiram Johnson vẫn còn nguyên giá trị thời sự, vì gần 1 thế kỉ sau, khoa học, công nghệ hiện đại đã cho phép các phóng viên chiến trường chuyển gia những thông tin "nóng hổi", chính xác, kịp thời đến với công chúng. Vậy là, để giấu bớt sự thật khốc liệt của chiến tranh, bưng bít thông tin, các bên tham chiến có thẻ sử dụng thủ thật đôi khi rất tàn bạo, trái đạo lý đối với các nhà báo.
"Những con chữ, hình ảnh là niềm tin của công chúng. Và vì lý do này tôi sẽ tiếp tục làm việc không kể khó khăn, ngay cả khi phải trả giá bằng tính mạng". Mazan Dana
Mazan Dana - một nhà quay phim của hãng Reuters (Anh) đã từng được Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ) trao giải báo chí quốc tế tháng 11-2001 vì những hoạt động ở Herbon, thành phố bờ Tây sông Jordan. Trong lễ nhận giải, Dana nói "Những con chữ, hình ảnh là niềm tin của công chúng. Và vì lý do này tôi sẽ tiếp tục làm việc không kể khó khăn, ngay cả khi phải trả giá bằng tính mạng".
Hai phóng viên ảnh, Chris Hondros (bên trái) và Tim Hetherington đã hi sinh trong cuộc chiến Libya
Trong năm 2000, Dana trúng đạn đến 3 lần khi tác nghiệp ở Herbon. Và cho đến ngày 18-8, thật đau xót khi 4 người con của anh không còn bao giờ được gặp lại người cha của mình nữa chỉ vì một sự "nhầm lẫn" của lính Mỹ.
"Cách duy nhất để ghi lại sự thật vẫn là phải đến gần nó" - Robert Mahoney
Robert Mahoney là Phó Giám đốc của Hội bảo vệ các phóng viên - một tổ chức phi lợi nhuận, độc lập nhằm bảo vệ quyền tự do báo chí trên toàn thế giới.
Hình ảnh trong thảm họa động đất - sóng thần Nhật Bản (2011)
Bức ảnh ghi lại trận lũ lụt lịch sử tại miền Trung (2010) - (Nguồn: Tuổi trẻ)
"Thông qua những hình ảnh chân thật về những cuộc chiến tranh, xung đột đẫm máu, độc giả của tôi sẽ "thấm" sâu hơn ý nghĩa lớn lao của hai chữ hòa bình" - Anja Niedringhaus
Anja Niedringhaus là phóng viên nữ duy nhất trong đội ngũ 11 phóng viên ưu tú của AP giành giải thưởng cao quý Pulitzer năm 2005 về thể loại ảnh thời sự. Phát biểu trong lễ nhận giải, cô tâm sự: "Khi lớn lên, được cầm chiếc máy ảnh trên tay, trở thành một tay máy giỏi, tôi lại muốn mình trở thành một phóng viên ảnh, hơn thế, lại là ột phóng viên ảnh chiến trường. Vì sao ư? Tôi chẳng muốn chơi trội, cũng chẳng phải không tiếc mạng sống của mình đâu... mà vì tôi muốn, thông qua những hình ảnh chân thật về những cuộc chiến tranh, xung đột đẫm máu, độc giả của tôi sẽ "thấm" sâu hơn ý nghĩa lớn lao của hai chữ hòa bình"
Trước khi có những văn bản cụ thể quy định những điều luật bảo vệ an toàn cho các nhà báo chiến trường, các nhà báo cũng phải học cách tự bảo vệ mình. Hãng Reuters đã ủy thác cho một tổ chức huấn luyện kĩ năng chiến trường cho các nhà báo như nghiệp vụ sử dụng súng và ném lựu đạn. Rodney Pinder - phụ trách nhóm quay phim của Reuters cho biết: "Đối với chúng tôi, tiền bạc không quan trọng bằng việc bảo vệ sinh mạng cho các nhà báo.
Muốn viết bài báo khá thì cần:
1. Gần gụi dân chúng, cứ ngồi trong phòng giấy mà viết thì không thể viết thiết thực.
2. Ít nhất cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài, để xem báo nước ngoài, và học kinh nghiệm của người ngoài.
3. Khi viết xong một bài tự mình phải xem lại ba bốn lần, sửa chữa lại cho cẩn thận. Tốt hơn nữa là đưa ngờ một vài người ít văn hóa xem và hỏi họ những câu nào, chữ nào không hiểu thì sửa lại cho dễ hiểu.
4. Luôn luôn gắng học hỏi, luôn luôn cầu tiến bộ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Hồ Hương Giang