Để chào đón Tết Ất Mùi đang đến gần, các nghệ nhân trồng quất cảnh làng Tứ Liên đã đem đến một thú chơi mới cho người dân Hà thành: quất bình.

{keywords}

Làng quất ven sông.

{keywords}

Vườn quất sẵn sàng chờ đón tết.

Làng quất Tứ Liên vốn lâu đời và nổi tiếng với nghề quất cảnh tại Hà Nội. Nằm ven sông Hồng, dọc lối đi vào làng qua các nhà vườn đã trông ngút mắt những trái chín mọng.

{keywords} 

Năm nay, từ cuối tháng 10 âm lịch, làng đã bị thiệt hại khá lớn bởi nấm bệnh và khí hậu khắc nghiệt. Với khoảng 200 - 300 gốc quất các loại trên mỗi vườn, các hộ gia đình đã buộc phải đánh gốc và đốt bỏ 10 - 20% số cây của mình để tránh lây lan. Thiệt hại mỗi cây trung bình từ 1 - 2 triệu đồng. Tuy vậy, những nghệ nhân nuôi trồng quất cảnh lại đem đến một xu hướng chơi mới trong mùa Tết năm nay: Quất bình.

{keywords} 

{keywords}

Quất bình - trào lưu mới dịp Tết Ất Mùi.

Đó là những cành quất nhỏ chỉ cao khoảng 50cm, được chiết và nuôi giâm rồi trồng trong những chiếc bình hoa nhỏ nhắn. Theo lời bác Vĩnh, một chủ vườn trồng quất bình cho hay: "Ưu điểm của cách chơi này là nhỏ gọn, hợp với không gian hẹp của các hộ gia đình, có thể trưng trong phòng ngủ hoặc trên bàn làm việc".

{keywords} 

{keywords}

Bác Vĩnh - chủ vườn Vĩnh Minh đi thăm quất.

Mặc dù cây quất bé, nhưng dưới bàn tay của những người nuôi trồng và chăm sóc, cây cũng được uốn đủ các thế dáng như một cây bonsai, vẫn ra hoa trổ quả xanh vàng đầy đủ. Bác Vĩnh cũng chia sẻ, cách chơi này mất khoảng 2 - 3 năm, trước đó cắt và giâm cành 1 đến 1 năm rưỡi để cây đủ độ lớn bứng gốc, sau khi chuyển vào bình, cây sẽ được chăm sóc hết sức cầu kì, đồng thời uốn dáng để kịp thời gian chơi Tết. Cái khó để theo được hình thức này nằm ở việc làm sao khiến cho nhánh nhỏ có thể ra hoa và đơm quả bình thường, có thể hút ẩm và phát triển tốt trong điều kiện bình chứa nhỏ hẹp. Nhiều bình gốm sử dụng để trồng quất chỉ có đường kính miệng khoảng 5cm!

{keywords}

{keywords}

Các cây con được giâm trồng xen các gốc quất lớn

{keywords}

Sau khi đủ độ lớn vừa phải, quất được bứng gốc để chuyển vào bình và nuôi tiếp từ 1 - 2 năm.

Bởi sự công phu dành cho mỗi cây quất như vậy, giá trị đem lại của chúng cũng không nhỏ, có thể gọi là "mắc", dao động từ 2 triệu - 5 triệu mỗi bình. "Giá thì rất vô cùng, nó còn phụ thuộc vào dáng thế, độ khó độ hẹp của chiếc bình, và thậm chí là giá trị chiếc bình nữa. Có những bình quất chỉ xác bình thôi đã 1 triệu rưỡi rồi", bác Vĩnh nói.

{keywords}

Những chiếc bình quất cổ thon hẹp thế này có giá trên dưới 5 triệu đồng

Trào lưu mới của năm nhưng hiện nay số hộ gia đình theo làm hình thức này không nhiều, vì vậy, mùa xuân này hứa hẹn quất bình sẽ trở thành cái tên rất "sốt" với Tứ Liên và với khách chơi cây gần xa.

(Theo C.M.G.T/Depplus.vn/MASK)

Ảnh: Hoa Quỳnh, Hồ Quang