Dòng chảy của thời đại và công cuộc chuyển đổi số đầy cạnh tranh

Tại Việt Nam, 96% ngân hàng đã và đang xây dựng chiến lược phát triển dựa trên các công nghệ 4.0, 92% ngân hàng đã phát triển dịch vụ ứng dụng trên internet và mobile. Các tập đoàn công nghệ đã và đang bắt tay với các ngân hàng để xây dựng ngân hàng số trong bối cảnh các bùng nổ mạnh mẽ các phương thức thanh toán số.

Nhận thấy nhu cầu giao dịch số ngày càng cao, mới đây, Diễn đàn cấp cao về chuyển đổi số ngành Ngân hàng - Smart Banking 2022 đã được Ban Kinh tế Trung ương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng IEC Group đồng tổ chức. Sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại, các nhà hoạch định chính sách… tham gia thảo luận về những xu hướng chính tác động đến lĩnh vực Ngân hàng số.

Thách thức khi bước vào cuộc đua Ngân hàng số

Tại diễn đàn, hai vấn đề nổi cộm là đo lườngquản trị, đặc biệt là quản trị khối lượng dữ liệu của Ngân hàng số. Hiện nay, nhiều tổ chức dồn hết nguồn lực vào việc kiểm soát khối lượng lớn dữ liệu nhưng chưa hiệu quả do thiếu kinh nghiệm và hệ thống thiếu đồng bộ. 

Ông Morino Takayuki - chuyên gia và quản lý tư vấn chuyển đổi số khối tài chính ngân hàng của ABeam nhận định: “Chuyển đổi số ở Việt Nam đang phát triển nhanh, kéo theo các vấn đề: thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao, các quy định về số hóa liên tục thay đổi và đôi khi không cập nhật để đáp ứng công nghệ và dịch vụ mới nhất, dẫn đến mất phương hướng trong phát triển ngân hàng điện tử. Để giải quyết tình huống này, Cơ chế quản lý thử nghiệm “Regulatory Sandbox” đang được cân nhắc áp dụng tại Việt Nam theo một số đề xuất của giới chuyên môn".

Tiết kiệm chi phí cũng là một bài toán khó. Với kinh nghiệm tư vấn trong mảng FSI, ông Morino Takayuki cho biết các lỗi thường gặp khi triển khai chuyển đổi số: “Ngân hàng thường được thiết kế theo cấu trúc phân tầng, trong khi đó chuyển đổi số lại có xu hướng gần gũi, gắn kết. Điều này vô tình ngăn chặn chuyển đổi số phát huy hết khả năng. Không những vậy, nguồn nhân lực của các ngân hàng đang quen với cách vận hành cũ, chính vì vậy mà cách họ tiếp cận với chuyển đổi số rất hời hợt, đưa ra các mục tiêu trong việc chuyển đổi số mà không có sự phân tích kỹ càng. Nó khiến cho việc chuyển đổi số không đem lại nhiều hiệu quả và chỉ phù hợp cho những doanh nghiệp nhỏ có cách thức vận hành đơn giản”.

Mặt khác, nhiều doanh nghiệp phân chia nguồn lực không hợp lý khiến dự án thiếu hụt dòng tiền. Nhiều ngân hàng xem xét áp dụng các công nghệ mới như AI vào chiến lược DX. Tuy nhiên, nếu chỉ quyết định thực hiện giải pháp mà không phân tích vấn đề trong hoạt động kinh doanh hiện tại thì sẽ không đạt hiệu quả, chỉ cải thiện một số vấn đề bề ngoài, gây lãng phí tiền bạc.

ABeam bắt đầu chuyển đổi số từ việc phân tích hoạt động kinh doanh hiện tại để hiểu được cách vận hành doanh nghiệp, sau đó xem xét vấn đề cần ưu tiên và tìm ra giải pháp tốt nhất. Ngoài ra, một trong những điểm độc đáo của ABeam là đồng hành cùng các ngân hàng hiện thực hóa giải pháp. Đây là hiện thân của khẩu hiệu của Abeam - "Real Partner”. Các chuyên gia ABeam thường chuẩn bị những giải pháp khác nhau để giải quyết mọi mặt của vấn đề mà không bị vượt chi phí.

ABeam đồng hành cùng các ngân hàng xây dựng hệ thống và đưa ra các chiến lược riêng. Từ phân tích Insights (Tâm lý hành vi) của khách hàng, hệ thống CRM phù hợp nhất được xây dựng cho doanh nghiệp, hỗ trợ khách hàng trong việc đưa ra quyết định dựa trên số liệu. Ông Morino chia sẻ: “Khách hàng Việt rất quan tâm với những sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng bởi tính tò mò và không ngần ngại trải nghiệm. Tuy nhiên, để giữ được mối quan hệ lâu dài với nhóm khách hàng thân thiết lại là một chuyện vô cùng nan giải. Một hệ thống không thân thiện với người dùng, khó sử dụng, bảo mật kém, phí giao dịch cao… là những điều ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng”.

Theo ông Morino Takayuki, khó nhất của một doanh nghiệp ban đầu là xây dựng hệ thống. ABeam cùng khách hàng xây dựng hệ thống cho đến khi vào “guồng” (momentum), sau đó công ty sẽ tự động tăng trưởng cùng nền kinh tế mà không mất quá nhiều nỗ lực. “Triển khai giải pháp DX không phải là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Mục tiêu chính là thay đổi cách vận hành và tăng trưởng bền vững trong xu thế kĩ thuật số”. 

Xây dựng Ngân hàng số là công trình dài và phức tạp. ABeam sẽ cùng doanh nghiệp đặt những viên gạch đầu tiên để tạo nền móng vững chãi, đồng hành đưa ra những quyết định đúng đắn, phát huy được hết sức mạnh tiềm năng của doanh nghiệp. ABeam cũng thường xuyên tổ chức các cuộc họp với thành viên cấp cao của các nước lân cận làm cố vấn để cung cấp cái nhìn tổng thể với những thay đổi trên toàn cầu, từ đó đưa doanh nghiệp đi đúng hướng. 

Đặng Nhung