Vừa qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng các tăng ni, phật tử tổ chức các buổi lễ cầu Quốc thái Dân an, tụng kinh Dược Sư, cầu siêu cho người tử vong do dịch bệnh Covid-19
Dịch Covid-19 xuất hiện từ cuối năm 2019 đến nay đang hoành hành khắp thế giới cũng như Việt Nam. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng các tăng ni, phật tử đã tổ chức các hoạt đọng chung tay đóng góp, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, hiến máu nhân đạo, nấu cơm từ thiện…
Bên cạnh các hoạt động thiện nguyện đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng các tăng ni, phật tử khắp cả nước còn tổ chức các buổi lễ cầu Quốc thái Dân an, tụng kinh Dược sư, cầu siêu cho những người tử vong do Covid-19 tại nhiều địa điểm khắp cả nước.
Ngay từ đầu năm 2020, khi dịch Sars-CoV-2 mới xuất hiện ở Việt Nam, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội đã tổ chức buổi Lễ cầu Quốc thái Dân an tại trụ sở Học viện (Sóc Sơn – Hà Nội).
Đoàn hành lễ thực hiện nghi lễ cầu nguyện.
Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự, Viện trưởng Học viện Phật giáo thực hiện nghi lễ.
Nghi lễ cầu nguyện Quốc thái Dân an.
Các tăng ni, phật tử thực hiện nghi lễ thành kính, tôn nghiêm.
Ngay khi dịch bệnh bắt đầu xảy ra, tại chùa Hoa Yên thuộc Khu di tích danh thắng Yên Tử, Đông Triều, Quảng Ninh cũng diễn ra buổi Lễ Đọc kinh Dược sư cầu mong chúng sinh bình an, khỏe mạnh.
Phật tử tụng kinh Dược sư tại chùa Hoa Yên.
Trong đạo Phật, đọc tụng và hành trì Kinh Dược sư nhằm phát triển các đức tính cao đẹp trong mỗi người để trị liệu tâm bệnh của bản thân và chúng sinh vạn loài.
Nghi lễ tụng kinh Dược sư tại chùa Hoa Yên.
Kinh Dược sư có tên gọi đầy đủ là Dược sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh. Về nguồn gốc, Kinh Dược Sư được dịch từ bản chữ Hán của ngài Huyền Trang.
Hòa thượng Thích Thanh Quyết thực hiện nghi lễ trong chùa Hoa Yên.
Tăng ni đọc tụng kinh Dược sư tại chùa Hoa Yên. Trong Kinh Dược sư, ý nghĩa “Cầu chi được nấy” phản ánh tha lực độ sinh của chư Phật và Bồ Tát đối với chúng sinh chỉ mang ý nghĩa biểu trưng và thứ yếu. Trong khi đó, các ý tưởng sâu xa nằm trong từng lời Kinh mới chính là tư tưởng chủ đạo của Kinh Dược sư, phản ánh tinh thần tự thân cho các chúng sinh đang khổ đau, do nhân quả của hành vi bản thân gây ra trong chuỗi kiếp sống.