- Thời điểm cuối năm học, không ít phụ huynh đứng ngồi không yên vì lo con không nhận được kết quả học như ý.
Dù việc đánh giá khen thưởng học sinh tiểu học được thực hiện theo hướng mở để không gây áp lực lên học sinh.Tuy nhiên, rất nhiều phụ huynh vẫn cho rằng học giỏi, thi đạt điểm cao thì sẽ được khen thưởng. Và nhiều phụ huynh ra sức kèm con ôn bài với hy vọng con được điểm cao, được tặng giấy khen.
Chị Quỳnh (phường Thanh Xuân Trung,Hà Nội) chia sẻ: Ngay từ cuối tháng 4 khi cô giáo phát phiếu ôn tập học kỳ 2cho con, chị đã dành toàn bộ thời gian buổi tối để kèm con học bài. Con trai chịđang học lớp 3. Chị nhận thấy lượng kiến thức các môn Toán, tiếng Việt, tiếng Anh khá lớn nên đã xác định phải ôn tập cho con thật kỹ.
Ảnh minh họa |
Mặt khác, chị Quỳnh cho rằng cả năm cô giáo không chấm điểm nên việc đánh giá học lực phụ thuộc rất nhiều vào điểm bài kiểm tra cuối năm. Nếu con đạt điểm tốt thì kết quả cả năm học cũng tốt. Việc đánh giá năng lực căn cứ theo một điểm thi cuối năm cũng khiến chị cảm thấy rất áp lực bởi con chỉ cần nhầm lẫn hay làm sai bài một chút thôi là sẽ thành kết quả cả năm không tốt rồi.
Năm ngoái, mặc dù điểm kiểm tra của con toàn 9, 10 nhưng vẫn không nhận được giấy khen của cô giáo khiến con rất buồn,bố mẹ cũng ái ngại khi được bạn bè, họ hàng hỏi: Cháu có được giấy khen không?
Để không còn cảm giác ái ngại, năm học này chị thay đổi chiến thuật kèm con để được giấy khen…
Cả ngày đi làm mệt mỏi, tối tối hai mẹ con lại đánh vật với rất nhiều kiến thức Toán, tiếng Việt, tiếng Anh trong suốt cả học kỳ khiến cả hai mẹ con đều mệt nhoài. Những lúc thấy con không tập trung hoặc kêu ca là làm nhiều bài tập quá chị lại nhắc đến chuyện “năm ngoái con không được giấy khen” để hai mẹ con cùng cố gắng.
Ngoài việc kèm con ôn tập theo đề cương của cô giáo, chị Quỳnh còn lên mạng tìm kiếm đề thi từ những năm học trước,in ra để con làm theo. “Con phải cố gắng ôn lại tất cả các dạng toán đã học,làm hết các bài tập trong sách, học thuộc lòng các bài tập làm văn,…
Tương tự, chị Vân Anh (Lương Yên, Hà Nội) có con trai năm nay mới học lớp 1 nhưng cũng rất lo lắng trong giai đoạn cuối học kỳ.
Vì thế, gần đến kỳ thi tối nào chị cũng đôn đốc con làm rất nhiều bài tập, từ các bài trong sách giáo khoa đến bài tập nâng cao. Những lúc chị quá bận chị sẽ cắt cử chồng hoặc thuê gia sư thay phiên ngồi kèm con học bài... với mong muốn con đạt thành tích cao cuối năm.
Con bị “ép” học nhiều cũng tỏ ra mệt mỏi, không tập trung nhưng chị khích lệ bằng cách treo thưởng chuyến đi nghỉ mát nếu thi học kỳ được toàn điểm 10 và được khen thưởng.
Kết quả bài kiểm tra và đánh giá cuối năm chưa biết thế nào, nhưng áp lực thành tích dường như vẫn còn là nỗi “ám ảnh”rất lớn đối với số đông phụ huynh?
- Quyên Đỗ