{keywords}
Khu vườn 1.000 m2 của gia đình anh Trần Văn Ngà (SN 1984) và chị Vũ Thị Quyên (SN 1982) tại phường Đại Nài, TP Hà Tĩnh bất ngờ nổi tiếng vì sự độc lạ và khung cảnh giống như “vườn cổ tích” bởi hàng trăm gốc cây ngũ sắc đua nhau nở.
{keywords}
Đầu năm 2020, khi sự nghiệp 2 vợ chồng đang dần ổn định, anh Ngà quyết định “bỏ phố” về quê để khởi nghiệp. Với niềm đam mê đặc biệt với cây cảnh, hai vợ chồng quyết định trồng loại cây chưa ai dám trồng: cây ngũ sắc.
{keywords}
Những ngày đầu khởi nghiệp, vợ chồng anh Ngà gặp phải sự can ngăn của nhiều người bởi lo ngại hoa ngũ sắc chỉ là một cây dại, không có giá trị kinh tế.
{keywords}
Qua thời gian, nhờ sự khéo tay và dày công nghiên cứu cách ghép hoa, anh Ngà mạnh dạn vay vốn, đầu tư, đưa cây ngũ sắc ra thị trường.
{keywords}
Anh Ngà cho biết, đây là giống cây dễ trồng, dễ chăm sóc mà lại có màu sắc đẹp. Cây ít khi có sâu và nở hoa quanh năm.
{keywords}
“Loại cây này nên hạn chế trồng vào mùa đông vì cây ít chịu lạnh nên sau khi trồng dễ chết và phát triển chậm. Tốt nhất nên trồng vào mùa xuân và đầu mùa mưa để tốn ít công chăm sóc”, anh Ngà nói.
{keywords}
Trung bình mỗi chậu hoa ngũ sắc có giá từ 500.000 - 1.500.000 đồng. Dự kiến tết năm nay, anh Ngà cho ra thị trường tết khoảng 300 gốc, thu lời xấp xỉ 200 triệu đồng.
{keywords}
Hoa ngũ sắc rất dễ chăm sóc, màu sắc sặc sỡ và có thể ra hoa quanh năm nên có khá nhiều khách hàng ưa chuộng.
{keywords}
Nhiều vị khách tới khu vườn của anh Ngà để “check in”.
{keywords}
Đến nay khu vườn của vợ chồng anh Ngà đã có hơn 500 chậu ngũ sắc. Trong ảnh là một cây hoa ngũ sắc đột biến lá ngọc độc lạ.
{keywords}
Những cây ngũ sắc có 2-3 màu hoa khác nhau là điểm nhấn của khu vườn.
{keywords}
Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cấy ghép lai tạo, hiện nay những chậu hoa của anh Ngà có đủ kiểu dáng, màu sắc rất đa dạng.
{keywords}
“Cây hoa ngũ sắc có sức sống mạnh, khả năng sinh trưởng tốt ở nơi có khí hậu nóng, nên Hà Tĩnh rất thích hợp trồng. Tuy nhiên để ra hoa quanh năm cần nơi sải nắng và chất đất giàu dinh dưỡng”, chị Quyên nói.
{keywords}
Những chậu cây ngũ sắc được anh Ngà tạo dáng bonsai đang được nhiều dân chơi cây cảnh ưa thích.
{keywords}
Cây ngũ sắc còn có tên cây bông ổi, cây thơm ổi, cây trâm ổi, cây ổi nho, cây trâm anh, cây tứ mã đơn… Có tên khoa học là Lantana camara, thuộc họ Verbenaceae (Cỏ roi ngựa).
{keywords}
Bông hoa có hình cầu với nhiều sắc màu tươi sáng như vàng, cam, tím, đỏ hay trắng tinh khôi.
{keywords}
Đây là loại cây bụi thân gỗ, cành non dài, mềm, có lông và có gai mềm, cong xuống. Lá hình trái xoan, nhọn đầu, gốc hình tim, dày, xanh nhạt, mặt trên phủ lông ngắn, mặt dưới có lông mềm, cuống ngắn.
{keywords}
Với đặc điểm hoa rực rỡ, nở rộ quanh năm, trồng dễ, ít công chăm sóc nên thường được trồng làm hàng rào, tiểu cảnh hay tạo cây bon sai. Ngũ sắc được trồng nhiều nơi công cộng, sân vườn, công viên…
{keywords}
Ngoài công dụng làm cảnh, hoa ngũ sắc còn được sử dụng như vị thuốc đông y. Hoa ngũ sắc có vị đắng tính mát thường được sử dụng làm thành phần trong thuốc trị tiêu động, tiêu viêm, hạ sốt, …
{keywords}
Ngoài cây ngũ sắc, vợ chồng anh Ngà còn trồng thêm các giống hoa mới như thược dược, hoa cúc,… để đáp ứng nhu cầu của thị trường. (Ảnh: Trọng Tùng)

(Theo VTC News)

Nghề 'độc', lạ ở miền Tây, chỉ buôn bán mỗi cỏ dại mà đắt như tôm tươi

Nghề 'độc', lạ ở miền Tây, chỉ buôn bán mỗi cỏ dại mà đắt như tôm tươi

Tại An Giang có khu phiên chợ đặc biệt chỉ bán duy nhất một mặt hàng là cỏ. Cỏ đắt như tôm tươi và người mua cỏ phải xếp hàng. Mỗi ngày, người làm nghề cắt cỏ có thể kiếm được vài ba trăm ngàn đồng.