Thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật của người dân”, thời gian qua, công tác tư pháp ở phường Phúc Đồng, quận Long Biên, TP Hà Nội đã đạt nhiều kết quả tích cực. Ba năm liên tiếp, Phúc Đồng được xếp vị trí số 01/14 phường, góp phần vào sự phát triển chung. 

Phường Phúc Đồng là một trong những phường trên địa bàn quận Long Biên có tổng điểm đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cao (98 điểm) trên 5 tiêu chí. Trong đó, tiêu chí 1 đạt 10 điểm, tiêu chí 2 đạt 28, tiêu chí 3 đạt 15, tiêu chí 4 đạt 20, tiêu chí 5 đạt 25 điểm.

long bien.jpg
Tăng cường ứng dụng công nghệ số trong nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật của nhân dân. 

Công tác tăng cường giáo dục pháp luật, hòa giải cơ sở, xây dựng phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật luôn phường Phúc Đồng được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp hàng năm.

Theo đó, phường tập trung hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật. Chú trọng lĩnh vực phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật, tiếp cận thông tin, trợ giúp pháp lý. Xây dựng các mô hình nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân. Đầu tư, hỗ trợ nguồn lực, công nghệ thông tin bảo đảm cho các hoạt động phục vụ yêu cầu tiếp cận pháp luật của người dân của các cơ quan, tổ chức. 

Năm 2023, phường tiếp tục phổ biến, giới thiệu các văn bản pháp luật góp phần thực hiện chủ đề công tác của TP Hà Nội: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” và chủ đề của Quận Long Biên: “Năm chỉnh trang đô thị, chăm lo đời sống người dân, kỷ niệm 20 năm thành lập Quận”.

Cùng với đó là công tác tiếp dân, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Công tác quản lý, sử dụng đất đai, giải phóng mặt bằng, xây dựng, quản lý nhà chung cư, bảo vệ môi trường. Kỷ cương hành chính, chuyển đổi số, cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến và xây dựng Chính quyền điện tử phục vụ người dân và doanh nghiệp, thí điểm mô hình chính quyền đô thị của Thành phố, chính quyền số.

Sửa đổi Luật Đất đai, dịch vụ công trực tuyến, trật tự văn minh đô thị, vệ sinh môi trường, trật tự xây dựng và đô thị, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông, xây dựng nếp sống văn hoá, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp, phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em...

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Duy trì chuyên mục “Phổ biến, giáo dục pháp luật” trên Cổng/Trang thông tin điện tử của phường và cung cấp thông tin theo quy định Luật Tiếp cận thông tin.

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của quận, phường trên hệ thống đài truyền thanh phường. Xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả “Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” trên địa bàn phường.

Chủ động, kịp thời củng cố kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của tổ hoà giải: Thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn cho hoà giải viên. Thực hiện mô hình tổ hoà giải 5 tốt, phấn đấu tỷ lệ hòa giải thành đạt từ 85 - 90%. Xây dựng “Tổ hòa giải 5 tốt”, phấn đấu năm 2023, 11/11 Tổ hòa giải đạt tiêu chuẩn. Đảm bảo cơ sơ vật chất cho hoạt động hoà giải ở cơ sở; tổ chức đánh giá, khen thưởng công tác hòa giải trên địa bàn phường.

Tổ chức thực hiện và triển khai kế hoạch của UBND quận Long Biên về thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Rà soát, đánh giá thực trạng về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở. Đưa ra các giải pháp khắc phục các tiêu chí chưa đạt. Tổ chức đánh giá các tiêu chí chuẩn tiếp cận pháp luật. Lập hồ sơ đề nghị công nhận phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023 đảm bảo chất lượng, thực chất và đúng thời gian quy định.

Đối với người dân, phường chú trọng phát huy sự tham gia chủ động, tích cực của người dân trong tìm hiểu pháp luật, xây dựng văn hóa pháp lý, lối sống theo pháp luật, tự giác thực hiện, ứng xử theo pháp luật. Bảo đảm công khai, minh bạch thông tin liên quan đến pháp luật, quyền được thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin liên quan đến pháp luật. Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật của người dân và doanh nghiệp.

Đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và tự giác chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

Tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu, thực trạng thực hiện, sử dụng pháp luật của người dân. Nghiên cứu, xây dựng, triển khai các mô hình, hình thức tiếp cận pháp luật phù hợp với từng đối tượng, địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

Cung cấp, hướng dẫn các kiến thức, kỹ năng tìm hiểu, khai thác pháp luật bằng các hình thức phù hợp. Củng cố, nâng cao hiệu quả đường dây nóng và các kênh tiếp nhận, trả lời kiến nghị, phản ánh, giải đáp, tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. Chú trọng việc nâng cao khả năng tiếp cận pháp luật của các đối tượng đặc thù, trẻ em, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo…

Văn Bắc và nhóm PV, BTV