Tỷ lệ DN bị thanh tra, kiểm tra từ 2 lần trở lên trong một năm của năm 2016 là 48% thì năm 2017 giảm mạnh chỉ còn 40% - con số này được Tổng Thư ký VCCI Nguyễn Quang Vinh công bố tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ với Bộ GTVT và Bộ Y tế về cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN và tạo thuận lợi thương mại ngày 17/11.

'Mê hồn trận': Một dự án mất 3 năm chưa xong thủ tục

Cơ chế 1 cửa: Ngăn chặn 'lót tay', giảm thủ tục phiền hà

Đây cũng là thông tin mới nhất về kết quả điều tra DN sau hơn 2 năm triển khai Nghị quyết 35/2016 về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020 và 5 năm thực hiện Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Theo ông Nguyễn Quang Vinh, kết quả này được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nghiên cứu dưới góc nhìn là người thụ hưởng, phản ánh về hiệu quả mà các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao trong 2 nghị quyết nói trên. Báo cáo nghiên cứu sẽ được gửi đầy đủ tới Thủ tướng và Phó Thủ tướng, các cơ quan liên quan vào tuần tới.

{keywords}
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với Bộ GTVT

Giới thiệu sơ bộ về kết quả nghiên cứu, ông Vinh cho hay, việc thành lập DN và tiếp cận điện năng là hai lĩnh vực được DN ghi nhận có nhiều chuyển biến nhất. Ngược lại, lĩnh vực phá sản DN, bảo vệ nhà đầu tư và thủ tục xuất nhập khẩu được đánh giá là ít chuyển biến.

Theo vị Tổng Thư ký VCCI, việc cắt giảm điều kiện kinh doanh có nhiều tích cực. Tuy nhiên, kết quả điều tra năm 2017 cho thấy vẫn có 58% DN phải đi xin giấy phép kinh doanh có điều kiện và 42% DN kêu gặp khó khăn khi xin giấy phép.

Việc cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành cũng có một số tiến bộ và một trong những điểm sáng là Nghị định 15/2018 của Chính phủ thay thế Nghị định số 38/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

Ông Nguyễn Quang Vinh cho rằng, DN đánh giá thủ tục kinh doanh có nhiều cải thiện; song phần lớn vẫn phải thực hiện thủ tục thủ công, mới chỉ có 13% DN thực hiện trực tuyến.

“Cải cách thủ tục hành chính tại nhiều địa phương có nhiều tiến bộ nhưng việc triển khai thủ tục trực tuyến còn rất chậm, có nhiều trục trặc”, ông Vinh cho biết DN đánh giá cơ sở hạ tầng đã được cải thiện trong thời gian qua và rất hài lòng về chất lượng dịch vụ cơ sở hạ tầng.

Cụ thể DN hài lòng về điện thoại là 78%; điện lực là 74%; nước sạch 67%; internet 62%, khu công nghiệp 46%, giao thông vận tải 41%.

{keywords}
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với Bộ Y tế

Đáng chú ý là tỷ lệ DN bị thanh tra, kiểm tra từ 2 lần trở lên trong một năm của năm 2016 là 48% thì năm 2017 giảm chỉ còn 40%, trong đó các DN cho biết có sự trùng lặp về nội dung giữa các cuộc thanh tra, kiểm tra là 24%.

Tổng Thư ký VCCI dự đoán, với 'đà' như hiện nay, năm 2019 sẽ là cú huých để cải thiện môi trường kinh doanh và cũng là thực hiện nhiệm vụ phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo.

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị các bộ ngành tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ mà Chính phủ đặt ra trong kiểm tra chuyên ngành, bảo vệ quyền lợi chính đáng các tổ chức, cá nhân, tạo thuận lợi thương mại nhưng phải bảo đảm ngăn chặn hàng giả, hàng nhái.

Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý các bộ ngành tránh cắt giảm thủ tục một cách hình thức, cắt thủ tục này lại đẻ ra thủ tục khác, 'cài cắm' thêm điều kiện kinh doanh vào các văn bản khác hoặc cắt đi những thủ tục cần thiết, giữ lại những thủ tục bất hợp lý.

“Tiếp tục quán triệt tinh thần cắt giảm và không ban hành thủ tục hành chính không cần thiết, không phục vụ cho mục tiêu quản lý nhà nước và làm nặng gánh cho DN, đẩy mạnh hậu kiểm thay vì tiền kiểm”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.

Gia Nguyên

Giảm thủ tục, cắt giấy phép con: 'Cuộc cách mạng' lần thứ 3 ở Bộ Công Thương

Giảm thủ tục, cắt giấy phép con: 'Cuộc cách mạng' lần thứ 3 ở Bộ Công Thương

“Cuộc cách mạng” thủ tục, giấy phép con lần thứ 3 này có nhiều bước cắt giảm mạnh mẽ những TTHC gây cản trở cho hoạt động của doanh nghiệp.

Đồng loạt cắt bỏ giấy phép con

Đồng loạt cắt bỏ giấy phép con

Tại Nghị quyết số 98/NQ-CP được ban hành ngày 3/10, Chính phủ tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt cho việc cải cách các quy định về điều kiện kinh doanh.

Bốn tháng xin 1 giấy phép: Còn thời gian đâu làm ăn?

Bốn tháng xin 1 giấy phép: Còn thời gian đâu làm ăn?

Luật ATTP quy định một kiểu, đến Nghị định lại yêu cầu làm một kiểu khác với quy trình và thủ tục rườm rà, phức tạp khiến các DN hoạt động trong ngành chật vật xin đủ các loại giấy phép.