TIN BÀI LIÊN QUAN:
Hình ảnh thủ đô Ai Cập ngập khói lửa
Một binh sĩ đứng nhìn khi người biểu tình tập trung bên ngoài văn phòng nội các chính phủ ngày 26/11 ở Cairo. (Ảnh: Getty) |
Vào buổi sáng hôm sau đó, khi người Ai Cập ăn mừng chế độ cầm quyền 30 năm của Mubarak chấm dứt, nhiều người đã leo lên xe tăng của quân đội và họ vẫy quốc kỳ, chụp ảnh cùng binh lính mà họ coi như những người hùng của cuộc cách mạng.
Vậy điều gì đã xảy ra? Tại sao mà 9 tháng sau đó, người biểu tình ở Quảng trường Tahrir lại nhằm vào quân đội trong các cuộc đụng độ bạo lực mà đã cướp mạng sống của hơn 30 người và làm hơn 2.000 người khác bị thương? Và tại sao lại có quá nhiều người Ai Cập, thậm chí cả những người vốn thuộc số đông im lặng tránh xa hơi cay và hỗn loạn, lại lo ngại rằng làn sóng nổi dậy lật đổ ông Mubarak không phải là một cuộc cách mạng mà là một cuộc đảo chính được quân đội hậu thuẫn?
Hôm 25/11, quân đội đã chỉ định một Thủ tướng dân sự mới, dường như trong một nỗ lực nhằm dập tắt biểu tình. Tuy nhiên, Kamal el-Ganzouri, 78 tuổi, không phải là một gương mặt mới; ông từng là Thủ tướng dưới thời Mubarak. Việc các tướng quân sự chọn ông nhiều khả năng sẽ không làm hài lòng một phong trào vốn có mục đích là đạt được một chính phủ dân bầu.
Đối với phong trào phản đối, các cuộc biểu tình nhuốm máu trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội thể hiện sự phản đối nhằm vào nỗ lực cầm quyền của quân đội Ai Cập trong vài tháng qua. Chúng là một phản ứng trước nỗi lo sợ rằng quân đội sẽ không từ bỏ quyền lực và Ai Cập sẽ lại nằm dưới một chế độ như cũ.
Ví dụ rõ ràng nhất là vào đầu tháng 11, khi Hội đồng Tối cao Các lực lượng Vũ trang (SCAF) cố gắng thông qua một điều khoản hiến pháp cho phép quân đội tránh sự giám sát dân sự, đặc biệt là về ngân sách. Điều này bị nhiều người coi là một hành động làm tái bùng phát phong trào phản đối.
Và những người biểu tình lại tập trung tại Quảng trường đòi các tướng quân đội phải thực hiện cam kết từ bỏ quyền lực mà họ đã được tin trưởng giao phó trong quá trình chuyển giao cho đến khi họ cho phép Ai Cập, lần đầu tiên trong nhiều thập niên, tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng.
Vào trước cuộc bầu cử ngày 28/11, một tiến trình 3 giai đoạn nhằm bầu chọn một Quốc hội mới, người biểu tình đã tham gia với số lượng lớn. Họ muốn quân đội thấy rõ rằng đất nước sẽ không chấp nhận có một quân đội tồn tại như một nhà nước trong một nhà nước và không đáp ứng một chính phủ dân sự được bầu chọn dân chủ.
Đối với phong trào phản đối, các cuộc biểu tình
bạo lực trên đường phố tuần qua mới là giai đoạn 2 của cuộc cách mạng.
Trở lại ngày 10 và 11/2, khi Mubarak từ chức, Mohammed Abbas, một thanh niên 25
tuổi, thành viên của Hội đồng Thanh niên cách mạng, đã cầm microphone trên một
sân khấu ở Quảng trường Tahrir dẫn đầu khoảng 200.000 người hô khẩu hiệu: "Người
dân. Quân đội. Một tay".
Giờ đây, Abbas, người đã gia nhập một phong trào ôn hòa nhỏ với nỗ lực phối hợp
các đức tin Hồi giáo có các lý tưởng về một chính phủ thế tục hơn, giờ đây lại
ủng hộ biểu tình phản đối quân đội.
"Quân đội đã phản bội chúng tôi", Abbas khẳng định trong một cuộc phỏng vấn hồi
tháng 10.
Và khi anh tiếp tục hoàn tất những thủ tục cuối cùng để ứng cử một ghế trong Hạ
viện, Abbas nói: "Nếu chúng tôi tiếp tục giữ cho cuộc cách mạng này hoạt động,
chúng tôi sẽ phải đứng lên chống quân đôi. Nói cách khác, chúng tôi không làm gì
và đó vẫn là một chế độ cũ điều hành mọi thứ".
Tuy vậy, quân đội cầm quyền là thực tế duy nhất mà Ai Cập biết đến suốt 60 năm
qua. Không phải ai cũng muốn nhanh chóng loại bỏ các tướng và một cuộc tuần hành
phản đối biểu tình chống quân đội ở Quảng trường Tahrir sẽ được tổ chức bởi
những người công khai ủng hộ quân đội.
Thanh Hảo (Theo Global Post)