1. Loại rau nào dưới đây tuyệt đối không được ăn sống?

  • Rau ngổ
    0%
  • Rau muống nước
    0%
  • Ngó sen
    0%
Chính xác

Thông tin từ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng TPHCM, ngó sen là bộ phận dưới gốc cây sen, một thức ăn và là vị thuốc nam thông dụng mang tên Liên ngẫu. Trong ngó sen có đường glucoza, canxi, photpho, sắt, vitamin C…

Ngó sen là thức ăn tốt nhưng tuyệt đối không được ăn sống. Do phát triển trong bùn dưới đáy nước các hồ ao, đầm, ngó sen dễ bị nhiễm nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Ngoài bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá, ngó sen còn là nơi trú ẩn của ấu trùng sán lá ruột, một loại sán lá ký sinh trong ruột người và một số gia súc, nhất là lợn.

2. Chỉ rau trồng dưới nước mới chứa nhiều giun sán còn rau trồng trên cạn thì không, đúng hay sai?

  • Sai
    0%
  • Đúng
    0%
Chính xác

Theo giáo sư Nguyễn Văn Đề, nguyên Trưởng Bộ môn Ký sinh trùng, trường Đại học Y Hà Nội, rau trồng trên cạn cũng nhiễm ký sinh trùng do tập quán tưới rau bằng nước thải sinh hoạt vẫn tồn tại ở Việt Nam. Thực tế, nhiều người cho rằng chỉ các loại rau trồng dưới nước mới nhiễm ký sinh trùng, quan điểm này là sai. 

3. Theo nghiên cứu, rau nào trong các loại sau đây dễ nhiễm ấu trùng giun sán nhất?

  • Rau cần
    0%
  • Cải xanh
    0%
  • Rau muống
    0%
Chính xác

Một nghiên cứu của giáo sư Nguyễn Văn Đề cùng các cộng sự thực hiện trên gần 1.000 mẫu rau lấy tại Hà Nội, Hòa Bình, Nam Định, với 6 loại rau là muống, ngổ, cần, cải xanh, diếp, cải xoong (rau trồng trên cạn và dưới nước), cho thấy rau cải xanh là loại nhiễm ấu trùng giun sán nhiều nhất.

Ngoài ra, theo các bác sĩ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và côn trùng TPHCM, các loại rau củ thủy sinh như rau muống, rau rút, rau cần, rau cải xoong, ngó sen, củ niễng… có nhiều chất dinh dưỡng nhưng dễ gây bệnh sán lá ruột nếu không biết cách chế biến.

Với rau cần, loại cần trồng dưới nước thường chứa nhiều giun sán hơn loại cần trồng trên cạn. Khi ăn lẩu, cần rửa sạch, ngâm nước muối và để chín kỹ mới ăn.

4. Rau muống nước hay rau muống cạn dễ nhiễm giun sán hơn?

  • Rau muống nước
    0%
  • Rau muống cạn
    0%
Chính xác

Rau muống rất phổ biến bởi tính chất dễ trồng (chi phí thấp, dễ chăm sóc), dễ chế biến món ăn và giá cả hợp lý.  Rau muốn trồng dưới nước ăn giòn, ngọt và đậm hơn rau muống cạn, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TPHCM, rau muống trồng dưới nước bẩn chứa rất nhiều giun sán.

5. Rửa rau ăn sống bằng nước lạnh ngâm muối là yên tâm loại bỏ giun sán, đúng hay sai?

  • Đúng
    0%
  • Sai
    0%
Chính xác

Tiến sĩ Trần Huy Thọ, Phó Giám đốc Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, cho biết nhiều người phàn nàn việc thường xuyên ngâm rau sống vào nước muối trước khi sử dụng nhưng vẫn bị nhiễm ký sinh trùng.

Theo ông Thọ, ngâm muối không phải để sát khuẩn rau, mục đích chính là tạo môi trường để trứng giun, sán nổi lên. Người dân cần ngâm muối để các trứng giun, ấu trùng nổi lên. Sau đó, dìm rau xuống và chắt nước ra, như vậy trứng giun, sán nổi lên trên và bị đổ theo nước ra ngoài.

Nếu ngâm rau trong nước muối sau đó nhấc lên sẽ không có tác dụng khi trứng, ấu trùng lại tiếp tục bám vào rau.

Theo Giáo sư Đề, việc ngâm rau bằng nước muối không diệt được trứng ấu trùng vì vỏ chúng rất dày, mà chỉ rửa nhiều lần cho trôi bớt; tương tự thuốc sát trùng như thuốc tím không diệt được ký sinh trùng. Điều quan trọng là người dân nên ăn chín, uống sôi, dùng nước sạch.

6. Nếu cần xét nghiệm ký sinh trùng, bệnh nhân phải nhịn ăn hay không?

  • 0%
  • Không
    0%
Chính xác

Theo bác sĩ khoa Khám bệnh chuyên khoa Ký sinh trùng thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TPHCM, chẩn đoán các bệnh ký sinh trùng chủ yếu dựa trên kết quả xét nghiệm miễn dịch. Xét nghiệm này không đòi hỏi phải nhịn ăn trước khi lấy máu, vì thế có thể ăn uống bình thường.

7. Dấu hiệu cảnh báo nhiễm giun sán?

  • Mệt mỏi, thiếu máu nhẹ
    0%
  • Đau bụng, rối loạn tiêu hoá, có thể đau bụng dữ dội
    0%
  • Ngứa, chán ăn, buồn nôn, nôn
    0%
  • Tất cả các triệu chứng trên
    0%
Chính xác

Khi mắc sán, bệnh nhân chỉ bị mệt mỏi, thiếu máu nhẹ, sức khoẻ giảm sút… Khi bệnh toàn phát, người bệnh bị đau bụng kèm theo tiêu chảy. Bệnh nhân thường đau bụng ở vùng hạ vị, đau kèm theo tiêu chảy và có thể xảy ra những cơn đau dữ dội. Nhiều người có triệu chứng ngứa, buồn nôn, nôn.

Nếu người bệnh có nhiều sán và không được điều trị, bệnh sẽ ngày càng nặng, có thể bị phù nề, tràn dịch ở nhiều nội tạng và chết trong tình trạng suy kiệt.