- Đầu giờ chiều nay, 100% ĐBQH có mặt đã biểu quyết thông qua nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan (CPTPP).
Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn CPTPP
'Có tình trạng cán bộ thuế hướng dẫn doanh nghiệp trốn thuế'
Hiệp định CPTPP có tên tiếng Anh là Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership được ký ngày 8/3/2018 tại TP Santiago, Cộng hòa Chile.
Theo đó, QH đồng ý áp dụng toàn bộ nội dung của Hiệp định CPTPP, trong đó áp dụng trực tiếp một số quy định về biểu thuế, phòng vệ nông nghiệp, trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp, về miễn giấy chứng nhận xuất xứ, về minh bạch hóa, về giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước và nhà đầu tư…
Kết quả biểu quyết |
Xử lý những tác động bất lợi có thể phát sinh
Về tổ chức thực hiện điều ước quốc tế, nghị quyết nêu rõ, giao Chính phủ, TAND tối cao, VKSND tối cao và các tổ chức, cơ quan có liên quan theo thẩm quyền tiến hành rà soát các dự án luật và các văn bản pháp luật khác để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới kịp thời, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và đúng lộ trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định CPTPP.
Thủ tướng chịu trách nhiệm phê duyệt và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan ở TƯ và địa phương triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để bảo đảm tận dụng và phát huy các cơ hội, lợi ích mà Hiệp định CPTPP đem lại.
Đồng thời xây dựng, triển khai hiệu quả các biện pháp phòng ngừa và xử lý những tác động bất lợi có thể phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định CPTPP; thông tin, tuyên truyền kịp thời, đầy đủ nội dung Hiệp định để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của hệ thống chính trị, DN và người dân về việc Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP.
Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan hoàn thành thủ tục phê chuẩn Hiệp định CPTPP và thông báo thời điểm có hiệu lực đối với Việt Nam.
QH, UB Thường vụ QH, Hội đồng Dân tộc, các UB của QH, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện nghị quyết này.
Chủ nhiệm UB Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu |
Giải trình, tiếp thu ý kiến của các ĐBQH trước khi thông qua nghị quyết này, Chủ nhiệm UB Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu cho biết, đa số ĐBQH đều tán thành về sự cần thiết phê chuẩn Hiệp định CPTPP.
Đây là một quyết định chính trị quan trọng, khẳng định nước ta chủ động trong hội nhập quốc tế, nâng cao nội lực, khả năng ứng phó với tác động của kinh tế thế giới, đồng thời thúc đẩy việc đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do khác.
Theo Chủ nhiệm UB Đối ngoại, có ý kiến đề nghị Chính phủ báo cáo rõ sự tương thích nội dung luật Tố cáo với Hiệp định CPTPP. Việc này, UB Thường vụ QH cho hay, chương minh bạch hóa và chống tham nhũng của Hiệp định CPTPP yêu cầu các nước thành viên phải có biện pháp phù hợp cho phép tố cáo nặc danh.
Theo quy định của điều 25 luật Tố cáo, tố cáo nặc danh có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý.
Cấm xâm hại đến an ninh quốc gia
Ngoài ra, có ý kiến đề nghị Chính phủ giải trình cụ thể hơn về vấn đề cho phép thành lập tổ chức của người lao động, bảo đảm được vai trò lãnh đạo của Đảng, vai trò của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam…
Ông Giàu cho hay, theo báo cáo của Chính phủ, Hiệp định CPTPP không đưa ra tiêu chuẩn riêng về lao động mà chỉ khẳng định lại các tiêu chuẩn lao động đã được nêu trong Tuyên bố năm 1998 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động.
Các quốc gia thành viên CPTPP đều có nghĩa vụ tôn trọng, thúc đẩy và thực thi, trong đó có việc cho phép thành lập tổ chức của người lao động tại DN. Các tổ chức của người lao động tại DN phải tuân thủ hiến pháp, pháp luật của nước sở tại, phải đăng ký hoạt động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
"Các tổ chức của người lao động tại DN không được phép tiến hành bất cứ hoạt động nào có khả năng xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, cũng như không được tham gia bất cứ hoạt động nào ngoài tôn chỉ, mục đích và điều lệ hoạt động đã được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền", Chủ nhiệm UB Đối ngoại nhấn mạnh.
Không quyết liệt đổi mới mô hình tăng trưởng: Sẽ lỡ thời cơ của CPTPP
"Nếu không quyết liệt đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tăng cường năng lực khoa học công nghệ, thì chúng ta sẽ bỏ lỡ thời cơ của CPTPP".
Hiệp định CPTPP: Lo ngại hình thành tổ chức 'công đoàn vàng'
Thảo luận về CPTPP, ĐB Ngọ Duy Hiểu lo ngại, nếu không cẩn thận, sẽ hình thành một loại tổ chức công đoàn gọi là công đoàn vàng.
Không để thực trạng ‘chôm’, ‘copy’ khi ra sân chơi thế giới
ĐB Nguyễn Việt Dũng lưu ý khi ra sân chơi thế giới, các văn hoá phải thay đổi, không để thực trạng “chôm”, copy khi hội nhập.
Thu Hằng