1. Quốc kỳ nước nào ẩn chứa 6 lá cờ nước khác?

  • Ba Lan
  • Phần Lan
  • Indonesia
  • Na Uy
Chính xác

Quốc kỳ Na Uy là một lá cờ màu đỏ, có hình chữ thập màu xanh viền trắng trải dài tới các cạnh của lá cờ; phần thẳng đứng của hình chữ thập được chuyển sang bên hông.

Cờ chính thức được sử dụng từ ngày 17/7/1821. Màu đỏ và xanh chịu ảnh hưởng từ quốc kỳ Pháp, cách thiết kế lấy cảm hứng từ quốc kỳ Vương quốc Anh và Mỹ. Chữ thập trắng xếp lệch tâm gần giống với quốc kỳ Đan Mạch.

Quốc kỳ nước này được xem là “the mother of all flags” (nguồn gốc của mọi lá cờ) bởi nó ẩn chứa 6 lá cờ của một số quốc gia khác như: Phần Lan, Hà Lan, Ba Lan, Thái Lan, Pháp và Indonesia.

Trong khi cờ Indonesia và cờ Ba Lan cùng có hai màu đỏ và trắng, nhưng thứ tự trên dưới ngược nhau, hai lá cờ Hà Lan và cờ Pháp cùng có màu xanh, trắng, đỏ nhưng đặt ngược nhau theo chiều ngang, dọc.

2. Quốc kỳ nước nào có biểu tượng chiếc lá?

  • New Zealand
  • Canada
  • Bangladesh
  • Đan Mạch
Chính xác

Quốc kỳ Canada được chia làm 3 phần với hai sọc màu đỏ hai bên và hình vuông màu trắng ở giữa. Trung tâm cờ là hình lá phong cách điệu.

Lá phong trở thành biểu tượng của Canada kể từ những năm 1700. Năm 1921, lá phong xuất hiện trên quốc huy. Sau đó, cờ lá phong được sử dụng như quốc kỳ từ ngày 15/12/1965.

Tại đất nước diện tích xếp thứ hai thế giới này, du khách có thể tìm thấy lá phong đỏ ở hầu hết khu rừng trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm.

3. Quốc kỳ nước nào không phải hình tứ giác?

  • Congo
  • Serbia
  • Nepal
  • Zambia
Chính xác

Nepal là nước duy nhất có quốc kỳ không phải tứ giác. Cờ Nepal tạo thành bởi hai tam giác xếp chồng lên nhau, hình phía trên có biểu tượng Mặt trặng, phía dưới có biểu tượng Mặt trời.

Cờ Nepal có ba màu chính, trong đó màu đỏ đại diện cho sự dũng cảm, màu xanh tượng trưng cho hòa bình, hợp tác, màu trắng thẻ hiện sự thuần khiết.

4. Quốc kỳ nước nào có hình con rồng?

  • Peru
  • Bolivia
  • Bhutan
  • Curacao
Chính xác

Quốc kỳ Buhtan được chia thành hai phần vàng -cam bởi đường chéo nối hai góc của hình chữ nhật. Chính giữa lá cờ là biểu tượng con rồng đang nắm giữ 4 viên ngọc quý.

Con rồng màu trắng đại diện cho sự thanh khiết và lòng trung thành. Các viên ngọc thể hiện sự thịnh vượng, an ninh cho người dân Bhutan.

Ngoài Buhtan, xứ Wales cũng có hình rồng trên quốc kỳ nhưng màu đỏ.

5. Quốc kỳ nào tồn tại lâu nhất thế giới?

  • Thụy Điển
  • Tây Ban Nha
  • Đan Mạch
  • Hà Lan
Chính xác

Theo kỷ lục thế giới Guinness, quốc kỳ Đan Mạch (Dannebrog) là quốc kỳ lâu đời nhất thế giới được liên tục sử dụng cho đến ngày nay, tính từ lần đầu tiên được chính thức sử dụng năm 1625.

Thiết kế của là cờ gồm một cây thánh giá Scandinavia (cây thánh giá Bắc Âu) trên nền đỏ. Theo truyền thuyết liên quan đến lịch sử quốc gia, lá cờ có nguồn gốc từ trận Lyndanisse năm 1219. Về sau, các nước Bắc Âu như Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy, Iceland cũng sử dụng thiết kế này trên quốc kỳ của mình.