- Cùng lúc nam bác sĩ người Campuchia bị hàng loạt bệnh tấn công. Để cứu tính mạng người bệnh, các bác sĩ người Việt đã có quyết định táo bạo...
2 tháng nay, bác sĩ Chum Chetra (31 tuổi, người Campuchia) bị sốt dai dẳng kéo dài. Gần đây, anh còn bị đau bụng nên đã qua bệnh viện ở TP.HCM thăm khám.
Tại đây, bác sĩ chẩn đoán anh bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống, ảnh hưởng tới tim mạch. Tuy nhiên, sau thời gian điều trị, tình trạng bệnh của anh không thuyên giảm, anh chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy.
BS BV Chợ Rẫy hỏi thăm sức khỏe bác sĩ người Campuchia |
Làm thêm một số xét nghiệm, BS nhận thấy ngoài lupus ban đỏ hệ thống, người bệnh còn bị nhiễm trùng dịch báng do tụ cầu, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng gây ra áp xe gốc van động mạch chủ ở tim, suy tim, nhồi máu não cũ đe dọa tử vong.
Trước tình hình khẩn cấp, bác sĩ 3 khoa Hồi sức Phẫu thuật tim, khoa Nội xương khớp và khoa Bệnh nhiệt đới BV Chợ Rẫy đã hội chẩn tìm phương pháp cứu tính mạng người bệnh.
Nguy hiểm nhất là bệnh nhân có bị áp xe tổn thương tim, gây nên tình trạng suy tim, viêm cơ tim, đồng thời có bệnh cảnh của nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng nấm - TS BS Nguyễn Đình Khoa, Trưởng khoa Nội xương khớp nói.
Cũng theo BS Khoa, với người bình thường thì phẫu thuật tim có thể giải quyết được, còn đây lại trên nền của bệnh lupus ban đỏ hệ thống, cực nguy hiểm.
Mục tiêu được đặt ra là bắt buộc vừa phải khống chế nhiễm trùng bằng kháng sinh, vừa tiến hành phẫu thuật giải quyết áp xe gốc ở tim, điều trị lupus ban đỏ hệ thống.
Theo Trưởng khoa Hồi sức Phẫu thuật tim TS BS Nguyễn Thái An, do suy giảm miễn dịch toàn thân nên vi trùng tấn công vào dịch màng bụng, lan vào cơ tim, van tim, gây nên tình trạng áp xe và tạo thành mủ.
Nếu dùng thuốc thì không thể giải quyết nên chúng tôi quyết định phẫu thuật, dù biết có nhiều rủi ro. Các phương án đưa ra được cân nhắc rất kỹ - BS Thái An cho hay.
Theo BS Thái An, việc lựa chọn phẫu thuật là mạo hiểm nhưng đây là cách duy nhất cứu tính mạng người bệnh |
Ê-kíp bác sĩ đã tiến hành điều trị giúp cho hệ thống miễn dịch của người bệnh tốt hơn, kết hợp với điều trị nấm, nhiễm trùng và sau đó là tiến hành phẫu thuật tim.
BS Thái An cho hay, khi mở ngực ra thì cơ tim người bệnh phù nặng. Ca mổ kéo dài 6 giờ, bệnh nhân được thay động mạch chủ cơ học, thay động mạch chủ ngực đoạn lên, cắm lại 2 lỗ vành và đặt hệ thống tim phổi nhân tạo (ECMO).
7 ngày sau ca phẫu thuật, sức khẻo bệnh nhân dần hồi phục, chức năng các cơ quan cải thận và được rút máy ECMO…
Hiện bệnh nhân đã tỉnh táo, ăn uống tốt, sinh hiệu ổn định và vẫn được theo dõi, điều trị dứt điểm.
Mang cả máy xay thịt dính ở tay vào phòng cấp cứu
Trong khi lấy miếng thịt bỏ vào cối xay, bàn tay của người phụ nữ bị máy cuốn vào. Người này được đưa tới phòng cấp cứu cùng với chiếc máy xay.
Đằng sau những ca cấp cứu dân chơi lúc nửa đêm
Tập tành sử dụng cần sa để thể hiện, ra oai với bạn bè, không ít bạn trẻ đã phải cầu cứu lúc nửa đêm.
Tâm sự gan ruột của Phó khoa cấp cứu cho 18 người chạy thận
Sau sự cố y khoa khiến 7 người tử vong, Phó khoa Hồi sức BVĐK Hoà Bình trải lòng "thèm khát được khóc" khi cấp cứu cho 18 bệnh nhân chạy thận.
Mổ ngay tại phòng cấp cứu cho bệnh nhân “10 phần chết 9”
Bệnh nhân phải mổ ở phòng cấp cứu thường gặp tình trạng nặng, đa chấn thương, cơ hội sống tính từng phút.
Ôm vợ sau chầu nhậu, chồng nhập viện cấp cứu
Lúc vợ đang may áo quần, người chồng chạy tới ôm. Bất ngờ nên vợ đẩy ra khiến cây kéo đang cầm ở tay ghim thẳng vào bụng chồng gây thấu gan, thủng tá tràng.
Chuyện 'yêu quá hoá điên' của bệnh nhân ở phòng cấp cứu
Khi thằng Nam quyết định chia tay, thì nó đòi tự tử. Con bé đã lập ra nhiều facebook giả lấy hình và tên thằng Nam làm rối tung mọi thứ lên...
Văn Đức