XEM CLIP:

Ngày 9/12, có mặt tại thị trấn Hương Khê, chúng tôi chứng kiến cảnh tượng nhiều tuyến đường lớn, nơi tập trung đông cư dân ở đây bị bao vây bởi các bãi rác thải, ô nhiễm nghiêm trọng.

{keywords}
{keywords}
Những đống rác lớn ứ đọng nhiều ngày qua nhưng không có nơi để tập kết xử lý

Điển hình, tại khu vực chợ Sơn - dù đã dừng hoạt động nhưng phía bên ngoài dọc trục đường Mai Hắc Đế, nhiều người dân vẫn bám trụ để buôn bán, bên cạnh họ là những bãi rác tự phát kéo dài hàng chục mét, ruồi nhặng bay khắp nơi.

Từ khi địa phương xây dựng chợ mới cách đó khoảng 1km, phần lớn các tiểu thương đã chuyển qua khu chợ mới để buôn bán. Còn sót lại một số tiểu thương nhỏ lẻ bán hàng rau, cá, thịt chưa dời đi.

Theo những tiểu thương này, họ không đủ tiền thuê ki-ốt, trong khi phía Ban quản lý chợ mới cho biết sẵn sàng cho các tiểu thương buôn bán nhỏ lẻ vào chợ, không thu phí.

{keywords}
Đống rác lớn trước chợ Sơn 

 

{keywords}
Người dân buôn bán thực phẩm ngay cạnh bãi rác, ô nhiễm trầm trọng

Bà Lương Thị Thiêm (61 tuổi, sống đối diện với bãi tập kết rác tự phát) cho biết, rác khắp nơi đưa về đây tập kết gây ô nhiễm nghiêm trọng khiến cho người dân khu vực rất khổ sở.

“Huyện không có bãi rác nên người dân đưa rác về đây vứt hàng ngày. Trong khi hàng tháng chỉ có vài xe đến chở rác đi, khiến rác ứ đọng chất thành từng đống, bốc mùi hôi thối. Mong thị trấn giải tỏa bãi rác tự phát này cho dân chúng tôi đỡ khổ” – bà Thiêm nói.

Bà Nguyễn Thị Bình (tiểu thương bán hàng rau quả cạnh bãi rác) giãi bày: do không có tiền mua chỗ bán ở chợ mới xây nên đành chấp nhận ở lại bán bên lề đường, cạnh bãi  rác. 

{keywords}

Bãi rác tự phát thu hút nhiều ruồi nhặng gây ô nhiễm nghiêm trọng

“Rác thải sinh hoạt rất nhiều, vận chuyển đống này đi thì ngày mai lại xuất hiện đống rác khác. Tôi và nhiều người buôn bán ở đây hàng ngày ngửi mùi thối bốc ra từ rác, biết là ô nhiễm, độc hại... nhưng không thể làm gì được” – bà Bình nói. 

Không chỉ ở chợ Sơn, tại tuyến đường mòn Hồ Chí Minh (thuộc thị trấn Hương Khê) rác thải cũng được người dân vứt thành đống dài bên lề đường trông rất phản cảm.

{keywords}

Bí thư chi bộ Tổ dân phố 10 thị trấn Hương Khê Nguyễn Duy Liêu 

{keywords}
 Rác quá nhiều không có nơi chuyển đi, buộc người dân phải đốt để giảm bớt khối lượng


Một người dân chuyên nhặt ve chai tại bãi rác tự phát này cho biết, rác từ nơi khác đổ dồn về đây, người dân vứt bừa bãi tràn ra cả mặt đường. Ước lượng mỗi ngày có cả chục tấn rác xả ra khu vực này, gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Có dự án nhưng chưa thể xây dựng nhà máy rác

Ông Nguyễn Duy Liêu – Bí thư chi bộ Tổ dân phố 10 (thị trấn Hương Khê) cho biết, vấn đề rác thải dù được lãnh đạo địa phương quan tâm xử lý, tuy nhiên, do lượng rác quá lớn, không thể xử lý hết.

{keywords}
Bãi rác hàng chục mét chạy dọc theo đường ray tàu hỏa

"Hiện nay, vốn và mặt bằng đầu tư khu xử lý rác thải tập trung đều đã có, nhưng không hiểu vì sao đến nay vẫn chưa thể triển khai. Người dân tha thiết đề nghị lãnh đạo tỉnh, huyện có giải pháp khẩn trương, cấp bách xây dựng khu xử lý rác..." - lời ông Liêu. 

Theo tìm hiểu của phóng viên, trước đây, huyện Hương Khê có xây dựng một bãi rác tập trung nhưng đến năm 2017 đã đóng cửa do không đảm bảo vệ sinh. Sau đó, UBND huyện Hương Khê đề xuất tỉnh Hà Tĩnh khảo sát xây dựng một khu xử lý rác thải tập trung mới.

{keywords}
Một bãi tập kết rác tự phát trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh.

Cùng năm này, tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định phê duyệt chủ trương dự án khu xử lý rác thải tập trung huyện Hương Khê. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 23 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách của tỉnh là 19 tỷ đồng, còn lại ngân sách đối ứng của huyện. Địa điểm xây dựng bãi rác thuộc khoảnh 6, tiểu khu 208, xã Hương Thủy.

Theo báo cáo của UBND huyện Hương Khê, quá trình thực hiện đã gặp khó khăn khi vấp phải sự phản đối của một số người dân tại xã Gia Phố và xã Hương Thủy. Do đó, việc xây dựng bãi rác “tạm treo” từ đó đến nay.

 
{keywords}
Rác xuất hiện dày đặc bên đường ở thị trấn Hương Khê


Ông Nguyễn Xuân Quyền – Trưởng phòng TN&MT huyện Hương Khê cho biết, do chưa xây dựng được khu xử lý rác thải tập trung vì vướng phải sự phản đối của người dân nên vài năm nay huyện Hương Khê phải thuê các công ty môi trường chở rác ra ngoài tỉnh để xử lý.

“Mỗi tuần có khoảng 3 chuyến xe được huyện thuê các công ty chở ra Nghệ An hoặc tỉnh Quảng Bình để xử lý; giá xử lý mỗi tấn rác thải khoảng 1,1 triệu đồng. Mỗi năm huyện phải bỏ ra khoảng 3 tỷ đồng để thuê xử lý rác, tuy vậy, do lượng rác quá lớn nên không thể 'bao tiêu' hết” – ông Quyền nói.

Theo ông Quyền, mới đây UBND huyện Hương Khê đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh, xin được tiếp tục triển khai dự án để giải quyết rác tồn đọng trên địa bàn nhưng hiện vẫn đang chờ ý kiến của tỉnh.

Lê Minh

Ô nhiễm chưa từng có, cả làng chung sống với núi rác thải 370.000 tấn

Ô nhiễm chưa từng có, cả làng chung sống với núi rác thải 370.000 tấn

Khoảng 370.000 tấn rác thải từ các lò cô nhôm tái chế ùn ứ trong 30 năm qua khiến hơn 1 vạn dân xã Văn Môn (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) ngập chìm trong ô nhiễm.