Thần dược' ngọc kê, hàng thải nước ngoài về Việt Nam lừa dân cuồng

Mấy năm gần đây, ngọc kê Đông Tảo luôn được nhiều người lùng mua về ăn, bởi đây được cho là món ăn bổ dưỡng, dù có giá khá đắt đỏ, dao động 120.000-150.000 đồng/lạng, đắt hơn nhiều so với kê gà thông thường chỉ khoảng 50.000-70.000 đồng/lạng.

{keywords}
Ngọc kê gà Đông Tảo được coi là “thần dược”.

Song gần đây, loại kê gà Đông Tảo này được bày bán tràn lan với số lượng lớn, với giá dao động 600.000-700.000 đồng/kg, khách chỉ cần báo trước vài ngày các đầu mối lập tức có hàng ngay, thậm chí lấy càng nhiều sẽ được khuyến mại.

Là món ăn “thần dược” lại khá hiếm, nhiều người thắc mắc, sao ngọc kê Đông Tảo lại được bán nhiều và  giá rẻ đến vậy?

Ông Nguyễn Xuân Hòa, chủ một doanh nghiệp gà đặc sản lớn tại Hà Nội, cho rằng, ngọc kê gà Đông Tảo nói riêng và ngọc kê nói chung được bày bán tràn lan như hiện nay có thể lấy từ các nhà máy, lò mổ tập trung lớn giết thịt nhóm gà trống thải loại, không còn tiếp tục nhân giống nữa hoặc có thể được nhập từ Trung Quốc về... với giá rẻ.

Rau muống ở Việt Nam rẻ như cho, ra nước ngoài đắt không tưởng

Rau muống luôn là loại rau phổ biến, dân dã, dễ ăn, dễ chế biến với người Việt Nam. Do vậy, giá rau muống ở Việt Nam chỉ khoảng vài ngàn đồng/bó, bằng giá một cốc trà đá. Nhưng khi sang nước ngoài, giá rau muống đắt hơn hàng trăm lần.

Tại Nhật Bản, anh Lâm Võ cho biết, rau muống có giá là 50.000 đồng được… 6 cọng rau.

“Ở nơi mình sống tại Anh, rau muống có giá 2,5 bảng Anh/bó (khoảng 75.000 đồng)... mỗi lần mình phải mua 3-4 bó (khoảng 300.000 đồng)”, Brian Hiep Le, một sinh viên du học Anh cho biết.

{keywords}
Túi rau muống chỉ có vài cọng tại Hàn Quốc có giá 2.180 won (khoảng 44.000 đồng).

Chị Lê Thủy, một Việt kiều sống tại Mỹ cho biết, giá rau muống ở Mỹ cũng tùy từng bang nhưng ở bang lạnh rau sẽ đắt hơn, khoảng 9 USD (khoảng 210.000 đồng)/bó nhưng được rất ít.

Trăm tấn xoài mini Trung Quốc đổ bộ TP.HCM gắn mác xoài Châu Đốc

Gần đây, các sạp trái cây và xe trái cây bán rong tại TP.HCM bán nhiều loại xoài chín, quả rất nhỏ, thường gọi là xoài mini, xoài tí hon hoặc xoài mút với giá bán lẻ chỉ 25.000-30.000 đồng/kg. 

{keywords}
Xoài Trung Quốc xấu mã, chất lượng kém nhưng giá rẻ nên vẫn bán chạy.

Người bán khẳng định chắc nịch đây là xoài Châu Đốc (An Giang), mỗi năm chỉ có một mùa, giá hợp lý nên bán rất chạy. Trong khi đó, đại diện chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM) xác nhận loại xoài trên xuất xứ từ Trung Quốc và hàng mới về chợ từ đầu tháng 7.

Trước đó, báo chí đã từng xôn xao về hoa quả Trung Quốc vô tư đội lốt hàng Việt như quả đào tiên, mận đen, táo đá... Theo một số người bán hàng, do tâm lý của khách không thích mua hoa quả Trung Quốc nên họ giới thiệu đó là hàng Việt để dễ bán và được giá hơn.

Cơn sốt trà đào ngâm "hút" khách trẻ

Loại nước đào handmade được chị em giới văn phòng truyền tai nhau công thức chế biến. Tranh thủ cơn sốt này, nhiều người chế biến nước đào handmade bán đang hốt bạc.

{keywords}
Quảng cáo bán trà đào trên các trang mạng

Trên nhiều nhóm mạng xã hội về ăn uống và các mẹ trẻ, nhiều thành viên đang rao bán nước đào handmade với giá trung bình từ 130-150 nghìn đồng/lọ.

Tuy nhiên, nhiều người nghi ngờ loại nước này chỉ là trà túi có hương đào, sau đó bỏ thêm đào tươi vào nên mức giá bán như vậy là khá đắt.

Bên cạnh đó, dù quảng cáo đào là hàng Việt Nam song nhiều người cho rằng phần lớn đó là hàng Trung Quốc.

Nho ở Nhật hơn 10 triệu/quả, nho sữa về VN rẻ bất ngờ

Trong phiên đấu giá mới đây tại Kanazawa (Nhật Bản), mua một chùm nho đỏ 24 quả được bán với giá 1,2 triệu yen (11.000 USD), tính ra một quả nho giá hơn 10 triệu đồng.

Loại nho đặc biệt này có tên gọi "Ruby Roman", được trồng ở tỉnh Ishikawa, miền Trung Nhật Bản, nổi tiếng với vị ngọt cao và ít tính axít. Loại nho siêu đắt chính thức ra đời năm 2008 và phải đấu giá mới mua được chúng.

{keywords}
Nho sữa Nhật Bản đang rao bán với giá rẻ.

Trong khi đó, tại Việt Nam, nhiều khách hàng cảm thấy khá lạ lùng khi nho sữa Nhật Bản vốn là loại quả siêu đắt đỏ giá bạc triệu, gần đây lại được bán với giá từ 200.000 – 270.000 đồng/kg.

Chủ một cửa hàng hoa quả nhập khẩu khá có tiếng ở Hà Nội, cho biết, thực ra, nho sữa đang rao bán giá rẻ có xuất xứ từ vùng Vân Nam hay Nam Ninh, Trung Quốc. Nho sữa nhập hoặc xách tay từ Nhật Bản thì không có giá rẻ.

Giá ớt tăng cao kỷ lục

Những ngày này, loại quả gia vị trồng ở ĐBSCL tiếp tục lên cơn sốt chưa từng có khi giá tăng liên tục và tăng theo từng ngày. Đơn cử, vào thời điểm giữa tháng 6 giá ớt tại Hậu Giang đã bật tăng lên mức 70.000 đồng/kg.

{keywords}
Ớt sốt giá chưa từng có trong nhiều năm qua

Tương tự, tại Tây Ninh, thương lái cũng tranh nhau mua ớt với giá cao ngất ngưởng, lên tới 70.000-80.000 đồng/kg, thậm chí 100.000 đồng/kg, tăng gấp 2,5 lần so vụ trước.

Đỉnh điểm nhất là ở Sóc Trăng, thương lái thu mua ớt với giá vượt mốc 100.000 đồng/kg, có khi lên tới 150.000 đồng/kg.

Các nhà vườn trồng ớt ở ĐBSCL cho biết, nhiều năm nay, giá ớt thất thường, cộng với tình hình thời tiết bất lợi, dịch bệnh nên nhiều người chuyển sang trồng cây khác. Đó cũng là nguyên nhân khiến giá ớt bị đẩy lên cao chóng mặt như hiện tại.

Mua hàng online: Suất cơm 5 miếng xương gà, khác xa quảng cáo

Không thảm họa mua hàng online nào “cay đắng” bằng việc đặt cơm về nhà lại nhận phần ăn khác xa hình minh họa.

Đó là chia sẻ của chị Đỗ Vân Ly, đến từ Hà Nội, trên một diễn đàn của hội yêu ẩm thực.

Chị Vân Ly kể: Hai suất cơm giá 51.000 đồng/suất mà mình nhận được thật sự thảm hại. Cơm được nấu bằng loại gạo siêu chán, vừa khô vừa cháy.

{keywords}
Hai phần cơm mà chị Ly nhận được khác xa so với hình dung

Bò sốt tiêu đen là thịt lợn mỏng tang hoặc bò Mĩ chỉ hơn 100.000 đồng/kg nhập buôn, ướp bằng hỗn hợp dở tệ... Gà chiên mắm là vài mẩu xương khô khốc chặt thành 5 miếng, gà cũ để tủ lạnh chứ không tươi.

Quá bức xúc, chị phản hồi với chủ quán và càng ngao ngán hơn khi nhận được lời giải thích mà theo khổ chủ là hoàn toàn "cho có": "Chủ cửa hàng xin lỗi , bảo đó là sơ suất, do nhân viên của quán... làm không đều tay nên để xảy ra việc chia suất không đồng đều. Còn mình thấy không ngon là vì "khẩu vị mỗi người mỗi khác"!?

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)