Robot đào hầm tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội được chế tạo theo công nghệ TBM (Tunnel Boring Machine), do Đức sản xuất.
Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) thông tin thêm, các bộ phận còn lại của máy đào hầm sẽ được vận chuyển vào tháng 12 tới để lắp ráp, sau đó tiến hành thi công khoan 4km đường hầm của dự án.
Hình ảnh Robot được đưa về Việt Nam đào hầm đường sắt Nhổn - ga Hà Nội |
Các nhà thầu đang tiếp tục hoàn thành lắp các bộ phận của máy đào |
Máy đào hầm có chiều dài hơn 100m, nặng khoảng 850 tấn, bộ phận khiên đào phía trước đường kính 6,55m.
Dự kiến robot sẽ bắt đầu khoan từ tháng 3/2021 |
Dự kiến sau 2 tháng lắp ráp, nhà thầu bắt đầu khoan đào từ tháng 3/2021.
Theo thiết kế, khi máy đào khoan đến đâu vỏ hầm sẽ được lắp đến đấy. Trong điều kiện lý tưởng, mỗi ngày máy sẽ đào được khoảng 10m đường hầm.
Máy đào có chiều dài hơn 100m, nặng khoảng 850 tấn được tách rời để vận chuyển, đưa về lắp ráp tại ga ngầm Kim Mã |
Nếu hoạt động khoan đào được tiến hành liên tục, cần hơn 1 năm (400 ngày) để hoàn thành khoan đào 4km đường hầm của dự án.
Khi nào đường sắt Cát Linh - Hà Đông khai thác thương mại?
Dự kiến tháng 12 tới dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông sẽ vận hành thử để nghiệm thu công trình.
Vũ Điệp