{keywords}
Rùng rợn dịch vụ tang lễ miễn phí cho người sống

Theo Reuters, những người dự tang lễ của chính mình hy vọng đó là một cách thức cải thiện cuộc sống thông qua việc giả chết.

“Một khi bạn hiểu về cái chết và trải qua nó, bạn sẽ có cách tiếp cận mới với cuộc sống”, bà Cho Jae-hee, 75 tuổi nói. Bà Che vừa tham gia một tang lễ dành cho người sống trong thời gian gần đây, như một phần của chương trình “chết đẹp” do trung tâm phúc lợi người cao tuổi của bà tổ chức.

Có rất nhiều người đã tham gia tang lễ kiểu trên, từ thanh niên tới người về hưu. Tất cả đều mặc áo liệm, chụp ảnh chân dung cho lễ tang, viết chúc thư và nằm trong quan tài đóng nắp khoảng 10 phút.

Choi Jin-kyu, một sinh viên đại học cho hay, thời gian nằm trong quan tài giúp cậu nhận thấy rằng đã có quá nhiều lần cậu coi những người khác là đối thủ. “Khi nằm trong quan tài, tôi nghĩ việc đó để làm gì”, chàng trai 28 tuổi này cho hay. Choi nói thêm, cậu định khởi nghiệp kinh doanh sau khi tốt nghiệp thay vì tiến vào thị trường công việc có tính cạnh tranh cao.

Theo xếp hạng trong bản Chỉ số về cuộc sống tốt đẹp của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế, Hàn Quốc đứng thứ 33 trong số 40 quốc gia tham gia khảo sát.

“Điều quan trọng là phải học và chuẩn bị cho cái chết từ khi còn trẻ”, Giáo sư Yu Eun-sil, bác sĩ khoa bệnh lý thuộc Trung tâm y tế Asan – người từng viết một cuốn sách về cái chết cho hay.

Năm 2016, tỷ lệ tự vẫn ở Hàn Quốc là 20,2 người trên 100.000 cư dân, gần gấp đôi tỷ lệ trung bình toàn cầu là 10,53, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới.

Công ty tang lễ Hyowon tổ chức tang lễ cho người sống để giúp mọi người hiểu rõ giá trị cuộc sống của mình và tìm kiếm sự tha thứ, hoà giải với gia đình và bè bạn, Jeong Yong-mu, lãnh đạo Trung tâm hàn gắn cho hay.

Jeong nói, ông rất phấn khởi khi mọi người hoà giải với nhau tại lễ tang của người thân song lại buồn vì họ đã đợi việc đó quá lâu.

Hoài Linh