Giao dịch mua bán nhà cũ đang diễn ra phổ biến trên thị trường, có những tin rao bán nhà dưới 1 tỉ đồng dù ở ngay khu trung tâm khiến người mua dễ dàng bị thu hút. Tuy nhiên, đã có không ít người rơi vào tình trạng bế tắc vì không có kinh nghiệm.

Dưới đây là kinh nghiệm mua nhà cũ mà bạn có thể tham khảo để tránh bị "hớ".

1. Các vết nứt và nghiêng

Ngôi nhà có thể được sơn lại đưa đến cảm giác mới, nhưng nếu không xem kỹ thì người mua có thể phải trả giá. Có những ngôi nhà xây đã lâu, quét sơn lại, nhìn như mới, khi chủ sở hữu dọn về ở mới phát hiện ra tường bị nứt, cửa bị mục nát và lún, nghiêng.

Người bán có thể che đậy các vết nứt bằng xi măng. Cho nên, bạn cần nhờ một kỹ sư xây dựng đến kiểm tra cẩn thận. Các vết nứt không được quá 0,6cm, nếu lớn hơn sẽ không đảm bảo an toàn.

Săn nhà cũ để tân trang lại bán kiếm lời nhưng cuối cùng ôm hận ‘ở khổ, bán khó’ vì không biết điều cốt yếu này khi mua - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

2. Tìm hiểu lịch sử mua bán nhà cũ

Kinh nghiệm chọn mua nhà cũ chính là để tâm đến tính pháp lý của nó. Dù bạn có thông qua các đơn vị trung gian hay tự mua thì cũng cần nắm rõ lịch sử của ngôi nhà.

Hãy đảm bảo rằng ngôi nhà bạn muốn mua không bị thế chấp bởi ngân hàng, chủ nhà không trong tình trạng tranh chấp, nợ nần, nhà ở có đang trong diện quy hoạch hay có sai phạm về diện tích hay không,...

3. Phải đến kiểm tra thực tế

Tuyệt đối không ham rẻ mà vội vàng mua nhà cũ khi chưa nghiên cứu kỹ thông tin, hoặc quá tin lời "cò đất" mà không đến trực tiếp nhà cũ nhiều lần để kiểm tra thực tế.

4. Lưu ý đến đường ống thoát nước

Khi chọn mua nhà cũ bạn cần lưu ý đến đường ống thoát nước được thiết kế như thế nào. Có nhiều nơi tận dụng tối đa diện tích nên thiết kế cống thoát nước thải ngay dưới sân nhà. Điều này không những gây ảnh hưởng về mặt phong thủy mà còn khiến việc sửa chữa đường ống thoát nước trở nên khó khăn hơn.

Kinh nghiệm mua nhà cũ là bạn nên tránh ngôi nhà có vị trí thoát nước của nhà máy, xí nghiệp hoặc các xưởng sản xuất có nhiều khói thải công nghiệp. Bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của gia đình bạn.

5. Sàn nhà cong vênh

Nếu bạn mua nhà, đừng quên mang theo một viên bi và đặt viên bi xuống sàn. Nếu như viên bi không đứng yên có thể do sàn nhà đã bị cong vênh. Việc sửa chữa nhà sàn cong vênh tốn kém vì phải bỏ sàn đang có, làm lại sàn và lắp đặt sàn mới khớp với sàn ban đầu.

Với nhà không lát sàn gỗ thì sàn không bằng phẳng, hay gạch lát sàn bị phồng lên có thể do chất lượng thi công kém, nhưng cũng có thể do sụt lún hay nghiêng ở nền móng. Trong trường hợp này cũng cần kiểm tra xem có tường bị nghiêng hay không, tốt hơn nên thuê một kỹ sư xây dựng đánh giá độ an toàn.

6. Kết cấu ngôi nhà

Chọn nhà cũ với kết cấu dễ cải tạo để thuận tiện và tiết kiệm chi phí hơn cho việc xây sửa.

Những ngôi nhà đã qua sử dụng sẽ thường gặp phải 3 vấn đề chính: Thấm dột, hệ thống điện nước kém và gặp tình trạng nứt nẻ. Vì vậy, bạn cần cẩn trọng quan sát về kết cấu xây dựng. Trong trường hợp không cảm thấy chắc chắn, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của những người có chuyên môn.

7. Tường, trần nhà bị nấm mốc

Trước khi bán, chủ nhà có thể quét sơn lên để che phủ phần tường bị nấm mốc. Nếu kiểm tra kỹ vẫn có thể phát hiện được. Bạn nên quan sát kỹ trong các ngăn của tủ bếp và bồn rửa trong bếp, chân của bồn tắm và bồn cầu… xem có bị nấm mốc hay không.

Các vết bong tróc, ẩm mốc, sần sùi ở tường và trần nhà là dấu hiệu cho thấy nhà bị ngấm nước. Nếu bạn hoặc con bị các vấn đề về hô hấp thì nấm mốc và độ ẩm cao có thể gây ra các hệ lụy với sức khỏe.

(Theo Gia đình và Xã hội)

Vay lãi cao buôn nhà cũ, vợ chồng trẻ kinh hãi sập hố tín dụng đen

Vay lãi cao buôn nhà cũ, vợ chồng trẻ kinh hãi sập hố tín dụng đen

Vay ngân hàng mua căn nhà cũ để sửa lại bán sang tay kiếm chênh lệch, vợ chồng trẻ người Thái Bình phải vay tín dụng đen để trả nợ. Họ rơi vào vòng nợ nần, đau đầu vì lãi trong lãi ngoài.